NDA là gì? Giữ vai trò quan trọng ra sao trong doanh nghiệp?

NDA là gì? Những chữ cái viết tắt này là một khái niệm dùng trong các thỏa thuận trong doanh nghiệp. Nhưng đối với những người mới còn chưa hiểu rõ thì rất khó hình dung vai trò của khái niệm này. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong phần trình bày sau nhé!

NDA là gì? Phân loại NDA

NDA là những chữ cái viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh Non – disclosure agreement có nghĩa là thỏa thuận bảo mật thông tin. Đây là sự thỏa thuận giữa 2 bên doanh nghiệp về vấn đề không tiết lộ những thông tin, tài liệu, kiến thức và các bí mật cần giữ kín. Do đó, cần hạn chế tối đa sự biết đến của bên thứ 3.

Thỏa thuận NDA được ký kết khi cả 2 công ty hoặc giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với doanh nghiệp đang xem xét việc kinh doanh. Trong đó, các bên cần hiểu được quy trình sử dụng của nhau để đánh giá về mối quan hệ tiềm năng trong kinh doanh.

Thỏa thuận bảo mật thông tin được dùng trong một số lĩnh vực như bảo mật thông khách hàng trong ngân hàng, bảo mật kinh doanh của các doanh nghiệp, các chiến lược của công ty, giá cả, các ý tưởng thiết kế, sáng chế…

Có các loại bảo mật thông tin như sau:

– NDA đơn phương (NDA một chiều): Đây là thỏa thuận liên quan đến 2 bên nhưng chỉ có 1 bên tiết lộ một số thông tin cho bên kia và yêu cầu thông tin được bảo mật. Ví dụ, thỏa thuận đối với nhân viên mới có quyền truy cập vào thông tin bảo mật của công ty và họ là bên duy nhất ký thỏa thuận.

– NDA song phương (NDA hai chiều): Đây là thỏa thuận liên quan đến 2 bên và cả 2 dự định tiết lộ thông tin cho nhau. Trong đó, mỗi bên sẽ được bảo vệ khi có những thông tin tiết lộ thêm không được cho phép. Loại thỏa thuận này thường được dùng khi các doanh nghiệp đang xem xét việc liên doanh hoặc sáp nhập.

– NDA đa phương: Đây là thỏa thuận giữa nhiều bên và có ít nhất 1 bên có thể tiết lộ thông tin cho bên khác nhưng yêu cầu có sự bảo mật.

Thỏa thuận bảo mật thông tin có vai trò ra sao?

NDA được dùng phổ biến trong các doanh nghiệp và rất cần thiết trong việc đàm phán để cho phép các bên chia sẻ thông tin bảo mật với nhau mà không sợ đối thủ cạnh tranh. Thỏa thuận bảo mật thông tin phục vụ một mục đích trong nhiều tình huống khác nhau.

Theo đó NDA thường được yêu cầu khi 2 công ty tham gia đàm phán trong việc hợp tác kinh doanh và muốn bảo vệ lợi ích của họ. Từ đây, thỏa thuận ký kết có hiệu lực cấm những người liên quan tiết lộ thông tin về quy trình hoặc các kế hoạch kinh doanh của bên còn lại hoặc các bên liên quan.

NDA xuất hiện trong các cuộc đàm phán của công ty kêu gọi vốn với nhà đầu tư tiềm năng. Đóng vai trò ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh có những bí mật thương mại hoặc kế hoạch kinh doanh của mình.

Thông tin được bảo mật có thể bao gồm những chiến lược marketing, kế hoạch bán hàng, thông tin khách hàng tiềm năng, quy trình sản xuất, phần mềm độc quyền…

Nếu một bên vi phạm những thỏa thuận bảo mật được ký kết thì bên còn lại có quyền yêu cầu tòa án ngăn chặn thông tin tiết lộ thêm. Đồng thời có quyền kiện bên vi phạm khi có thiệt hại về tài chính.

Các thành phần thiết yếu trong NDA

Tùy vào các bên tham gia mà NDA được lập ở nhiều mức độ khác nhau. Sau đây là các yếu tố chính cần có trong thỏa thuận, cụ thể như:

– Tên của các bên tham gia thỏa thuận bảo mật.

– Định nghĩa những cấu thành thông tin bí mật trong các trường hợp cụ thể.

– Bất kỳ các loại trừ từ bảo mật thông tin.

– Việc sử dụng những thông tin được tiết lộ.

– Các khoảng thời gian liên quan và những quy định khác.

Những thông tin bên lề nằm trong thỏa thuận như luật tại địa phương hay luật áp dụng cho những thỏa thuận. Cùng với đó là thỏa thuận bên cần chi trả chi phí cho luật sư khi có những tranh chấp phát sinh.

Phần trình bày là những vấn đề trọng tâm cần biết về khái niệm NDA là gì. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo thêm các bảng thỏa thuận bảo mật thông tin để hiểu rõ thêm. Từ đó tạo sự thuận lợi khi tham gia công việc kinh doanh trong doanh nghiệp.

Sản phẩm du lịch là gì? Một số sản phẩm du lịch phổ biến ở Việt Nam

Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta đang rất phát triển hiện nay. Trong đó, những sản phẩm du lịch là điểm thu hút du khách nhiều nhất. Vậy sản phẩm du lịch là gì? Có đặc điểm ra sao? Có những sản phẩm du lịch nổi bật nào? Cùng tìm kiếm câu trả lời trong phần trình bày sau bạn nhé!

Sản phẩm du lịch là gì? Phân loại sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch được hiểu đơn giản theo 2 nghĩa: Nghĩa hẹp (Là những sản phẩm mà du khách mua tại điểm du lịch), nghĩa rộng (Là toàn bộ những hoạt động của du khách tại điểm đến và những dịch vụ mà họ sử dụng). Nói cách khác, sản phẩm du lịch bao gồm những sản phẩm vô hình và hữu hình. Do vậy, sản phẩm rất đa dạng và phong phú, luôn biến đổi theo sự phát triển của mỗi quốc gia.

Như vậy, sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + các hàng hóa và dịch vụ được sử dụng.

Sản phẩm du lịch được tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trong đó, có thể là sản phẩm đơn lẻ hoặc tổng hợp do một đơn vị cung ứng trọn gói hoặc do nhiều đơn vị kinh doanh cùng tham gia cung ứng.

Do đó, sản phẩm du lịch được phân loại như sau:

– Sản phẩm đơn lẻ: Là sản phẩm mà nhà cung ứng đưa ra nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng một dịch vụ nào đó của khách hàng. Ví dụ như một khách sạn cho khách thuê xe du lịch đi lại.

– Sản phẩm tổng hợp: Là sản phẩm thỏa mãn những nhu cầu trọn gói của khách hàng. Ví dụ, đi tour du lịch trọn gói bao gồm nhiều dịch vụ như vận chuyển, ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí…

Để tạo ra một sản phẩm du lịch chất lượng phải dựa trên các nguyên tắc như sau:

– Phù hợp với nhu cầu của khách du lịch.

– Mang lại lợi ích kinh tế.

– Sản phẩm tạo ra đặc sắc.

– Khai thác tổng thể các sản phẩm.

– Tuân thủ nguyên tắc bảo tồn.

Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Một sản phẩm du lịch phải bao gồm 4 đặc điểm như sau:

– Tính vô hình: Sản phẩm tồn tại dưới dạng vô hình sẽ không thể sờ và thấy được nên không thể kiểm tra chất lượng trước khi mua. Do vậy, khách du lịch chỉ có thể đánh giá qua địa điểm du lịch, chất lượng dịch vụ, người phục vụ, trang thiết bị, thông tin cung cấp… Sản phẩm du lịch mang tính vô hình dễ dàng bị bắt chước.

– Tính không tách rời: Quá trình phục vụ và tiêu dùng sản phẩm diễn ra trong cùng một thời điểm không gian và thời gian. Sản phẩm du lịch không thể chuyển giao sở hữu bởi chúng ta chỉ có quyền sử dụng thông qua những trải nghiệm mà không thể chuyển giao.

– Tính không đồng nhất: Do sản phẩm du lịch có tính vô hình nên thường có chất lượng không lặp lại. Khi tiêu dùng thì khách mới cảm nhận được và rất khó lượng hóa.

– Tính mau hỏng và không dự trữ được: Các dịch vụ như vận chuyển, lưu trú, ăn uống cần sử dụng và không thể lưu trữ. Nếu khách hàng không có nhu cầu sử dụng thì sản phẩm du lịch không tiêu thụ được.

Các sản phẩm du lịch phổ biến ở Việt Nam

Một số sản phẩm du lịch phổ biến hiện nay đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng như:

– Du lịch biển: Các sản phẩm du lịch biển được ưu tiên phát triển ở Việt Nam bởi nước ta có đường bờ biển dài 3200km. Một số hoạt động giải trí biển hấp dẫn như lướt sóng, thả dù, lặn dưới biển ngắm san hô…

– Du lịch sinh thái: Nhờ vào điều kiện tự nhiên với hệ động thực vật phong phú nên du lịch sinh thái rất phát triển ở Việt Nam. Các hệ sinh thái đặc trưng như rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới…

– Du lịch miền núi: Đây là loại hình du lịch có sức hút hiện nay đối với du khách nước ngoài. Ở đây, du khách có thể trải nghiệm các lễ hội truyền thống của người dân địa phương.

– Du lịch văn hóa: Ở những vùng gắn liền với câu chuyện lịch sử thường tập trung phát triển du lịch cũng như các sản phẩm du lịch mang tính văn hóa. Và Việt Nam lại phổ biến do bối cảnh lịch sử văn hóa đa dạng.

– Du lịch mua sắm: Ngày nay, mua sắm là một trong những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn điểm đến của nhiều du khách. Loại hình này ngày càng phù hợp nằm trong chuỗi giá trị du lịch.

Ngoài ra, một số sản phẩm du lịch tiêu biểu khác như: Du lịch sáng tạo, du lịch thể thao, du lịch đô thị…

Bài viết đã phân tích những yếu tố cơ bản giúp chúng ta hiểu rõ sản phẩm du lịch là gì. Điều này giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sáng tạo ra những sản phẩm du lịch chất lượng phục vụ nhu cầu tốt nhất cho du khách.

Nhà quản lý giỏi cần những phẩm chất gì tiêu biểu nhất?

Không phải ai cũng có tố chất trở thành một nhà quản lý giỏi, đặc biệt là những bạn trẻ luôn cần phải có thời gian nhất định để trau dồi những kỹ năng và phẩm chất cần thiết. Vậy theo bạn một nhà quản lý giỏi cần những phẩm chất gì?

Kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi việc đào tạo một đội ngũ quản lý để tiếp nhận những công việc có tính chất phức tạp hơn là một điều rất cần thiết trong thời buổi cạnh tranh hiện nay. Những doanh nghiệp lớn đều xem vấn đề tuyển dụng và huấn luyện nhân sự là một trong các chiến lược phát triển lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy để đào tạo được một nhà quản lý thật sự đáp ứng tất cả các yêu cầu chuyên môn, kỹ năng, thì nhà quản lý giỏi cần những phẩm chất gì tiêu biểu.

Nhà quản lý là gì?

Nhà quản lý là người sẽ chịu trách nhiệm giám sát, lập kế hoạch và tổ chức điều phối nhân sự các phòng ban liên quan để công việc được hoàn thành một cách tốt nhất dưới sự chỉ đạo của các nhà điều hành công ty. Để có thể tuyển dụng được một nhà quản lý giỏi là điều bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, vấn đề tuyển dụng được những người phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp lại không nhiều.

Vậy câu hỏi quan trọng đặt ra cho nhà tuyển dụng, đó chính là đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để tuyển dụng được những nhân sự có những phẩm chất đó để đào tạo phát triển lâu dài cho vị trí một nhà quản lý trong tương lai”.

Kỹ năng tuyển dụng nhân sự

Chắc chắn để tìm được những ứng viên hoàn hảo, các nhà tuyển dụng sẽ không thể bỏ qua các website tuyển dụng với số lượng ứng viên ứng tuyển rất cao mỗi ngày vào các vị trí khác nhau. Vậy kỹ năng tuyển dụng nhân sự qua website tuyển dụng sẽ như thế nào?

Thứ nhất, để thu hút ứng viên đăng ký, bạn cần phân bố nội dung tuyển dụng trên tất cả những website tuyển dụng nổi tiếng trong top 10 tìm kiếm việc làm tại thị trường Việt Nam để cho ứng viên dễ dàng nhìn thấy được thông tin tuyển dụng nhanh chóng nhất.

Thứ hai, nội dung tuyển dụng nhân sự phải đầy đủ những thông tin cần thiết, kèm theo những cơ chế hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của ứng viên nhiều hơn, điều quan trọng bạn phải liên tục cập nhật thông tin ứng tuyển để ứng viên tìm hiểu kỹ hơn về quy mô và hoạt động của công ty. 

Thứ ba, sau khi nhận được những thông tin ứng tuyển của ứng viên, hãy lên kế hoạch chọn lọc những ai đủ yêu cầu đảm nhận công việc lập tức gửi thông tin và liên hệ với họ để sắp xếp thời gian phỏng vấn cụ thể. Kèm theo đó nhà tuyển dụng cũng phải nói rõ những yêu cầu và cơ chế chính sách của công ty để ứng viên hiểu rõ, và suy nghĩ về vấn đề hợp tác lâu dài.

Các phẩm chất cần có của một nhà quản lý giỏi là gì?

Sự cầu tiến

Bất kỳ ai dù đang làm việc tại bất kỳ ngành nghề, chức vụ nào trong các cơ quan, công ty …đều mong muốn bản thân không ngừng phát triển và đạt được thành tựu nhất định trong sự nghiệp và cuộc sống. Có thể với nhiều người việc có một công việc an nhàn kèm theo đó là một mức lương cố định mỗi tháng là một điều đáng mừng.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ làm việc với một vị trí hay chức vụ nào đó trong suốt nhiều năm liền và không có bất kỳ sự phát triển nào khác thì có lẽ bạn là mẫu người không thích hợp với vị trí nhà quản lý giỏi.

Tham dự các khóa học Tuyển dụng đào tạo hiệu quả tại trung tâm BMG để nâng cao kỹ năng và mức lương của bạn

Ở đây, chúng ta không hề đồng nhất sự cầu tiến và sự tham lam, hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt với nhau. Kẻ tham lam chỉ thấy lợi ích trước mắt mà quên đi quyền lợi lâu dài, còn người cầu tiến là người dùng sự nỗ lực và phấn đấu của bản thân trong thời gian dài để đạt được một vị trí nhất định nào đó. Quay lại với vấn đề, vì sao người chọn một cuộc sống an nhàn không cầu tiến lại không hợp với vị trí của một nhà quản lý giỏi.

Thứ nhất, không cầu tiến sẽ không có động lực phấn đấu, làm việc gì cũng đạt mức tầm trung, không quá tệ nhưng lại chẳng thuộc diện xuất sắc. Thứ hai, người không cầu tiến chỉ thích an nhàn không thích hợp với môi trường cạnh tranh đào thải khắc nghiệt của các công ty hiện nay. Thứ ba, người không cầu tiến không biết cách phát huy điểm mạnh của mình để giúp ích cho công việc và cộng đồng, nếu bạn có thế mạnh nhưng lại không tìm cách để thế mạnh phát huy được vai trò của nó chẳng lại là một điều rất đáng tiếc hay sao, thậm chí nó sẽ còn biến bạn từ người sở hữu nhiều điểm mạnh trở thành kẻ thiệt thòi trong mắt mọi người.

Tinh thần ham học hỏi

Bất kỳ chúng ta ai cũng cần phải học, từ trẻ con đến người lớn, bạn đừng nghĩ rằng nhà quản lý chỉ cần đóng góp vào công việc mà không cần phải học bất kỳ điều gì. Người càng thành công thì phải càng đọc nhiều, học nhiều hơn người khác. Tinh thần ham học hỏi luôn là một phẩm chất tích cực góp phần tạo nên một nhà quản lý giỏi thật sự.

Nếu không có phẩm chất này, bạn sẽ trở thành một người làm việc bình thường mà không hề có sự phát triển nào về vị trí công việc. Sự dậm chân tại chỗ và suy nghĩ hài lòng với những gì mình đang có mà không cố gắng tìm tòi học hỏi những điều bổ ích và tích cực cho cuộc sống và công việc khiến giới hạn hiểu biết của bạn bị dừng chân tại chỗ.

Nhiều nhà quản lý giỏi thường là những bậc thầy về lĩnh vực nào đó trong kinh doanh và cuộc sống. Đó không phải là năng khiếu ngẫu nhiên hay khả năng đặc biệt nào đó của họ mà tất cả đều là do sự chăm chỉ và nỗ lực để khám phá bản thân từ những bài học mà họ đã kiên trì đúc kết được.

Sự bản lĩnh

Nhắc đến hai từ “thương trường” hầu hết mọi người kinh doanh đều nghĩ đó chính là một sân chơi mạo hiểm dành cho những người có bản lĩnh thật sự. Nếu bạn không đủ bản lĩnh chắc chắn bạn không thể làm chủ cuộc chơi và bắt buộc bạn phải rút lui ngay từ những ngày đầu tiên. Đối với một nhà quản lý, có thể họ không trực tiếp đấu trí trên thương trường như các nhà quản trị công ty. Tuy nhiên, họ chính là người đứng đằng sau thành công của nhà quản trị đó, giúp họ xúc tiến và phát triển công việc một cách hiệu quả.

Sự bản lĩnh ở một nhà quản lý giỏi đó chính là tinh thần kiên cường đứng vững trước những khó khăn thách thức xảy đến với doanh nghiệp. Họ sẽ là người thay mặt các nhà quản trị để sắp xếp những công việc quan trọng và trấn an tinh thần của những nhân viên trong công ty để họ có thể an tâm làm việc và cùng nhau đồng lòng vượt qua khó khăn thách thức.

Nếu không có một bản lĩnh làm việc thật sự, bạn sẽ không có cách nào để có thể vượt qua được những khó khăn chia rẽ nội bộ, mâu thuẫn trong công việc. Vì vậy, sự bản lĩnh là một trong những phẩm chất nhất định phải có của một nhà quản lý giỏi.

Tính nhẫn nại

Tính nhẫn nại hay kiên nhẫn là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ dành riêng cho nhà quản lý mà nó còn hướng đến tất cả mọi người trong cuộc sống. Sự thật, chúng ta đang sống trong một xã hội quay cuồng với sự xô bồ và tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt, buộc con người phải sống vội để chạy kịp thời đại. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc vì lý do vội vàng nên chúng ta làm gì cũng trở nên hấp tấp và thiếu chính xác.

Sự chính xác và cẩn trọng trong từng vấn đề công việc buộc người quản lý phải có tính nhẫn nại cần thiết. Bởi vì, nếu không kiên trì nhẫn nại sẽ không tìm nhìn thấy được những vấn đề thiết sót, những lỗ hổng chưa được chỉnh sửa…Sự kiên trì nhẫn nại trong mọi vấn đề không phải chỉ rèn luyện một thời gian đã có được, nếu bạn là người nóng tính, thiếu kiên nhẫn và không thích chờ đợi, chắc chắn bạn không đủ tố chất để trở thành nhà quản lý giỏi.

Sự đồng cảm và thấu hiểu cảm xúc nhất định

Chúng ta đều biết, trong công việc luôn có những nguyên tắc nhất định để tạo nên sự chuẩn mực cho một tập thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào áp dụng nguyên tắc vào công việc sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực. Vì hơn hết, yếu tố cảm xúc lúc nào cũng có tác động rất lớn đối với mỗi con người.

Nếu trên cương vị của một nhà quản lý, bạn luôn áp dụng những nguyên tắc vào những tình huống cứng nhắc sẽ khiến cho nhân viên cấp dưới cảm thấy ngột ngạt và không thể nào tập trung hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Đây chính là cách đối nhân xử thế làm thế nào để thuyết phục được những nhân viên của bạn không chỉ tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của bạn, mà họ còn phải tin rằng mình được làm việc với một người quản lý luôn biết lắng nghe và thấu hiểu cho nhân viên.

Sự đồng hành

Trong cuộc sống cũng như công việc nếu may mắn tìm kiếm được một người đồng hành đáng tin cậy, thật sự là một trong những điều may mắn rất lớn cho mỗi chúng ta. Đối với những nhân viên, vai trò của người quản lý không chỉ là sếp mà còn là người đồng hành đáng tin cậy. Nhà quản lý sẽ là người hỗ trợ họ và định hướng cho họ những công việc với mục tiêu phát triển rõ ràng nhất giúp họ hoàn thành tốt công việc.

Đối với các đại diện quản lý doanh nghiệp, một nhà quản lý giỏi và có thực lực thật sự là người bạn tốt để cùng họ vượt qua những khó khăn trên thương trường. Bất kỳ chúng ta, ai cũng mong muốn sẽ có một người bạn đồng hành đích thực, không phải để họ đi cùng chúng ta những lúc khó khăn, mà khi đạt được những thành công nhất định sẽ có họ kề bên làm động lực để cả hai cùng phấn đấu.

Một nhà quản lý giỏi thật sự luôn hoàn thành tốt vai trò là một người bạn đồng hành đáng tin tưởng của bất kỳ ai dù là nhân viên cấp dưới, hay là những ban lãnh đạo cấp trên.

Trên đây, là tất cả những thông tin cần thiết về quy trình tuyển dụng nhân sự thông qua các website mà các nhà tuyển dụng thường xuyên thực hiện để tìm được những ứng viên thích hợp. Song song đó, bài viết cũng đề cập những thông tin cần thiết để giúp những ai đang mong muốn trở thành nhà quản lý giỏi trong tương lai có thể hiểu thêm công việc của một nhà quản lý và trau dồi những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà quản lý giỏi.

Hy vọng bài viết này đã trả lời cho bạn biết được “Nhà quản lý giỏi cần những phẩm chất gì? Từ đó có thể tạo thêm động lực để bạn hoàn thiện ước mơ của mình trong tương lai.

Chúc bạn thành công!

Đại học RMIT có những ngành nào? Trở thành sinh viên đại học Rmit có khó không?

Bạn đang có ý định thi tuyển vào trường đại học RMIT, nhưng lại không có nhiều thông tin liên quan đến chương trình đào tạo của trường, điều đó khiến bạn gặp phải những khó khăn nhất định trong việc quyết định tương lai. Đừng lo lắng, chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi về trường đại học Rmit có những ngành nào thông qua bài viết sau đây bạn nhé!

Cứ mỗi mùa tuyển sinh đại học đến, dường như việc chọn trường chọn ngành học luôn là một bài toán khó giải nhất đối với các bạn học sinh cũng như phụ huynh hiện nay. Thấu hiểu được tâm tư đó của phần lớn các sĩ tử, và mong muốn đồng hành cùng các bạn giải quyết nỗi bận tâm về vấn đề chọn trường, chọn ngành phù hợp tại các trường đại học lớn trong đó có đại học Rmit, với những ngành học cụ thể nhất.

Bạn đã biết gì về trường đại học RMIT hay chưa?

Đại học RMIT là một trong những trường đại học top đầu tại Việt Nam hiện nay, đây cũng là ngôi trường mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Với sự nổi tiếng về quy mô và chất lượng giảng dạy Rmit đã và đang đào tạo rất nhiều những nhân tài nổi bậc giúp ích cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta.

Sơ lược về đại học RMIT: Đại học RMIT, học viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne là một trường đại học của nước Úc hoạt động tại Việt Nam, mang tên là trường đại học RMIT có hai trụ sở chính tại TPHCM và Hà Nội, thường được nhắc đến với tên là RMIT Việt Nam.

Các ngành học tại RMIT Việt Nam bao gồm những ngành nào?

Là một trong những trường đại học lớn, RMIT có rất nhiều các ngành học khác nhau bao gồm:

Nhóm ngành kinh doanh

Nếu bạn đang có ước mơ trở thành một nhà kinh doanh quốc tế hay muốn có cơ hội được học tập và trải nghiệm với môi trường giáo dục hàng đầu về nhóm ngành kinh tế thì đại học RMIT chính là sự lựa chọn vô cùng xứng đáng với các ngành liên quan đến kinh doanh như: Kinh doanh quốc tế, Quản lý, Kinh doanh & Tài chính, Quản lý chuỗi cung ứng và logistics, Quản trị du lịch và Khách sạn, Digital Marketing, và các chương trình thạc sĩ Kinh doanh quốc tế, Thạc sĩ Quản trị Kinh Doanh.

Nhóm ngành truyền thông

Nhóm ngành lĩnh vực truyền thông tại đại học Rmit, được đào tạo trong thời gian là 3 năm bao gồm: Dịch vụ khách hàng, sáng tạo nội dung, Tư vấn truyền thông, Quan hệ truyền thông đại chúng, Phát triển nội dung và biên tập…

Trong thời gian được đào tạo tại đại học RMIT bạn sẽ được các giảng viên nước ngoài giảng dạy, đảm bảo cho sinh viên luôn luôn cập nhật những kiến thức mới nhất từng ngày. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về nội dung chương trình học luôn được cải tiến từ chất lượng giáo dục uy tín đến từ Úc.

Nhóm ngành thiết kế

Nhóm ngành thiết kế tại đại học RMIT bao gồm hai ngành chính là: Thiết kế ứng dụng và truyền thông số. Đây là những ngành học mới thu hút rất nhiều bạn trẻ có đam mê thiết kế trong lĩnh vực điện ảnh và video. Khi theo học hai ngành này, bạn không chỉ được học lý thuyết từ những giảng viên có chuyên môn mà còn được thực hành với điều kiện trang bị tốt nhất. Cơ hội việc làm cũng vô cùng rộng mở đối với nhóm ngành thiết kế, vì đây là một trong những ngành học đón đầu xu thế công nghệ hiện nay.

Nhóm ngành quản lý và kinh doanh thời trang

Ngành quản lý và kinh doanh thời trang dành cho những bạn trẻ có niềm đam mê về thời trang và mong muốn đưa sản phẩm mình thiết kế vào kinh doanh trên thị trường hiện nay. Ngành học này thuộc khoa Truyền thông và thiết kế. Chương trình học của ngành học này bao gồm: Thiết kế, phân phối, đào tạo lý thuyết và thực hành. Cơ hội nghề nghiệp của ngành học này cũng vô cùng lớn, tuy nhiên bạn cần phải có niềm đam mê và năng khiếu về thời trang nhất định để có thể tự thiết kế, và xa hơn là quán lý cửa hàng thời trang, quản lý các nhãn hàng thời trang trong tương lai.

Nhóm ngành công nghệ thông tin

Nếu bạn tốt nghiệp chuyên ngành này từ trường đại học RMIT chắc chắn rằng bạn sẽ được vô số công ty chào đón với mức lương hấp dẫn, Đặc biệt, trình độ ngoại ngữ càng cao khả năng thăng tiến càng lớn, thậm chí bạn có thể làm việc tại các tập đoàn công nghệ lớn hàng đầu thế giới hiện nay.

Nhóm ngành kỹ thuật

Bao gồm các ngành học như kỹ sư điện tử, kỹ sư robot, kỹ sư phần mềm…Yếu tố kỹ thuật luôn mang đến tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống vận hành làm việc của bất kỳ công ty nào. Chính vì vậy, đây cũng là một trong những ngành học thu hút rất nhiều bạn trẻ quan tâm.

Nhóm ngành ngôn ngữ

Một trong những ngành học không thể thiếu đối với bất kỳ trường đại học nào đặc biệt là đại học nổi tiếng như RMIT. Sinh viên tốt nghiệp tại trường đại học RMIT không những phải giỏi tiếng Anh mà đa phần đều sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính trong quá trình học tập. Đây là một ngành học quan trọng không thể thiếu để làm nên thương hiệu của đại học RMIT danh tiếng.

Trở thành sinh viên đại học Rmit có khó không?

Để trở thành sinh viên của đại học RMIT điều quan trọng đầu tiên phải là vấn đề tài chính. Một ngôi trường quốc tế tại Việt Nam chắc chắn sẽ có mức học phí không hề thấp một học kỳ có thể lên đến 500 triệu, mức học phí cao nhất có thể là 900 triệu. Ngoài ra để trở thành sinh viên RMIT bạn phải tốt nghiệp trung học phổ thông với mức điểm trung bình từ 6.0 trở lên. Hơn nữa, bạn còn phải tốt nghiệp lớp Trung cấp chương trình tiếng Anh dự của đại học RMIT.

Mong rằng, với những thông tin chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này bạn đã cập nhật thêm cho mình những điều bổ ích về ngôi trường đại học nổi tiếng này nhé, hy vọng sau khi đọc qua bài viết này bạn sẽ trả lời được câu hỏi: “Đại học RMIT có những ngành gì?” Và đưa ra cho mình những lựa chọn đúng đắn về việc chọn trường chọn ngành cũng như không ngừng cố gắng nỗ lực trong học tập bạn nhé!

Chúc bạn thành công trong tương lai!

Học Viện Ngoại Giao Ra Làm Gì?

Hiện nay nước ta có rất nhiều trường đại học, cao đẳng với nhiều ngành nghề khác nhau. Vì thế việc học sinh lựa chọn cho mình một ngành để theo học ở ngôi trường nào đó là việc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ trẻ. Trong số đó có rất nhiều bạn trẻ và cả phụ huynh thắc mắc về Học viện Ngoại giao ra làm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu về chủ đề này qua những thông tin dưới đây.

  1. Giới thiệu về Học viện Ngoại giao

Học viện Ngoại giao (DAV) là trường chuyên đào tạo chuyên ngành về ngoại giao đầu tiên tại Việt Nam và trực thuộc Bộ Ngoại giao. Học viện Ngoại giao nằm tại số 69, Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Trường chỉ có một cơ sở chính và duy nhất ở Hà Nội nên dù bạn ở đâu trên đất nước thì đều phải đến Hà Nội nếu muốn theo học Học viện Ngoại giao.

Định hướng phát triển lâu dài, bền vững của trường là chuyên về đào tạo hệ đại học và sau đại học cho những chuyên ngành sau: Quan hệ quốc tế (Luật, kinh tế, chính trị, ngoại giao, truyền thông và văn hóa đối ngoại), cử nhân ngoại ngữ bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó, Học viện Ngoại giao còn đào tạo trình độ tiến sĩ.  

Học viện Ngoại giao đào tạo 5 ngành đó là: Ngôn ngữ Anh, luật quốc tế, quan hệ quốc tế, kinh tế quốc tế, truyền thông quốc tế,… cùng với 4 hệ đào tạo gồm các bậc: hệ đại học, cao đẳng, sau đại học, hệ đào tạo ngắn hạn.

  • Học viện Ngoại giao ra trường làm gì?

Công việc sẽ làm cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp chính là điều mà đa số các bạn trẻ và cả bậc phụ huynh đều quan tâm. Đã có nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng tốt nghiệp Học viện Ngoại giao thì cơ hội việc làm rất ít và thậm chí chỉ có những người thuộc dòng dõi con em cán bộ mới có thể tìm được một công việc như ý. Trên thực tế thì trong những năm gần đây, trường đã điều chỉnh mô hình đào tạo hướng tới xã hội nhiều hơn qua việc đào tạo các ngành là: quan hệ quốc tế, luật quốc tế, kinh tế quốc tế, ngôn ngữ anh, truyền thông quốc tế.

Và một sự thật đó là các bạn sinh viên tốt nghiệp Học viện Ngoại giao chủ yếu làm việc trong các công ty, doanh nghiệp ngoài nhà nước hoặc có vốn đầu tư của nhà nước và số lượng làm việc tại các cơ quan của nhà nước thì không có nhiều. Nhưng thông qua đó có thể nhận thấy cơ hội việc làm của sinh viên Học viện Ngoại giao là đa dạng và rộng mở hơn vì các bạn ấy vẫn có cơ hội làm việc ở những vị trí khác trong khả năng như: làm truyền hình, nhà báo, marketing, làm trong lĩnh vực ngân hàng,… Hơn nữa nếu có khả năng bạn vẫn có thể mở công ty riêng cho mình, hoặc trở thành giám đốc đối ngoại cho các ngân hàng, làm về lĩnh vực nhân sự,…và thực tế  đã có nhiều sinh viên tốt nghiệp tại Học viện Ngoại giao đạt được những vị trí trên với mức lương hấp dẫn.

  • Những kỹ năng, kiến thức cần có để nâng cao cơ hội việc làm

Nếu bạn còn đang lo lắng về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp Học viện Ngoại giao thì ngay từ bây giờ hãy tự trang bị cho bản thân kiến thức chuyên môn thật tốt và cả những kiến thức xã hội cần thiết khác, bên cạnh đó cũng không ngừng nỗ lực, rèn luyện cho mình những kỹ năng mềm bởi vì chúng vô cùng cần thiết cho bạn sau này. Ngoài việc học tập, bạn cần phải năng động hơn, tham gia nhiều hoạt động tập thể để mình trở nên nhanh nhẹn hơn, trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp, tranh luận,…

Tìm hiểu kỹ về ngôi trường bạn muốn theo học cũng là một cách giúp bạn có những quyết định đúng đắn cho tương lai. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có câu trả lời cho Học viện Ngoại giao ra làm gì? Qua đây ta có thể thấy, cơ hội việc làm dễ hay khó không chỉ phụ thuộc vào ngôi trường, ngành nghề bạn theo học mà còn phụ thuộc rất lớn vào chính bạn, đó là những kiến thức cũng như kỹ năng bạn có được,… Chúc bạn sẽ tìm được một ngôi trường theo học ưng ý.

Cách trả lời thư mời nhận việc thật chuyên nghiệp

Nếu bạn đã thành công trong quá trình phỏng vấn và được công ty gửi mail nhận việc thì bước tiếp theo bạn cần thực hiện chính là trả lời thư mời nhận việc. Mặc dù không phải điều bắt buộc, tuy nhiên đó sẽ là cách giúp bạn ghi điểm tuyệt đối trước khi bắt đầu vào quá trình thử việc tại công ty.

Khi bắt tay viết thư trả lời, bạn cần chú ý để đảm bảo nó thật khéo léo và chuyên nghiệp. Nhiều nhà tuyển dụng có sự đánh giá rất cao về bức thư này không kém một CV xin việc là bao. Đây được xem là cơ hội bạn khẳng định một lần nữa sự trân trọng và cam kết làm việc trong tương lai.

Để làm được điều đó, dưới đây là những gợi ý giúp bạn có thể trả lời thư mời nhận việc một cách chuyên nghiệp nhất. Cùng theo dõi nhé.

  1. Hình thức bức thư

Bởi vì nó đóng vai trò rất quan trọng, cho nên chúng tôi khuyến khích bạn nên viết thư ở word sau đó đình kèm theo trong mail. Thư cảm ơn nên có độ dài khoảng nửa trang giấy a4, với nội dung ngắn gọn, súc tích và đầy đủ ý cần thiết. Bạn không nên kể lể quá dài dòng cũng không nên sử dụng nhiều từ ngữ biểu lộ cảm xúc, bởi vì nó sẽ khiến bức thư trở nên dài dòng

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thống nhất font chữ trong toàn bộ bức thư, tốt nhất hãy lựa chọn những font chữ phổ thông như times new roman,… Thực hiện canh chỉnh, giàn trang phù hợp,…Đặc biệt chú ý về chính tả, ngữ pháp và câu cú.

  • Nội dung bức thư

Nội dung chính là phần quan trọng nhất mà bạn cần chú ý. Bạn chỉ nên đưa vào những ý chính. Theo đó, bạn có thể áp dụng bố cục như sau để viết nên bức thư cảm ơn của mình.

Mở bài: Phần mở bài luôn luôn cần nêu cụ thể người/bộ phận đã gửi mail cho bạn, đó có thể là bộ phận tuyển dụng chẳng hạn. Tiếp đến, bạn cũng đừng quên giới thiệu một chút thông tin bản thân, như họ tên, thời gian/đợt tuyển dụng. Sau đó, hãy thể hiện sự cảm ơn vì đã quan tâm đến hồ sơ cũng như đã mời bạn đến buổi tuyển dụng vừa qua.

Thân bài: Đi vào thân bài, bạn hãy nói về buổi tuyển dụng ngày hôm đó. Ví dụ như cảm ơn những chia sẻ, câu hỏi mà phía tuyển dụng đã đưa ra, giúp bạn có thể thể hiện được suy nghĩ, kỹ năng của bản thân, cũng như qua đó đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của mình và bài học kinh nghiệm đúc rút được.

Kết bài: Hãy bày tỏ thái độ trân trọng và cảm ơn đến công ty vì đã tạo điều kiện để bạn được hợp tác làm việc với công ty trong thời gian tới.

  • Chủ đề mail

Có thể bạn không biết nhưng chủ đề của mail quyết định bức thư bạn gửi có được xem hay không. Bởi vì mỗi ngày phía công ty nhận rất nhiều mail làm việc khác nhau, và những mail không có chủ đề rõ ràng rất có thể bị đánh giá không quan trọng và bị bỏ qua. Cho nên, hãy ghi chủ đề cụ thể theo nội dung của mail, cùng với đó là họ tên và thời gian phỏng vấn.

  • Thời gian gửi thư

Cho dù bạn bận rộn với lịch trình riêng của mình thì cũng nên dành thời gian cho việc viết thư trả lời và cố gắng gửi đi trong khoảng thời gian 20 giờ kể từ thời điểm nhận được thư và trong thời gian làm việc càng tốt. Khi đó phía tuyển dụng mới đánh giá cao tác phong làm việc của bạn cũng như đảm bảo bức thư không bị bỏ sót nhé.

Tại sao nên viết thư cảm ơn?

Theo nghiên cứu, chỉ có 4% ứng viên trả lời thư nhận việc sau khi được tuyển dụng. Như vậy, nếu bạn viết thư cảm ơn sẽ tạo được ấn tượng tốt, nổi bật hơn so với những ứng viên khác trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, thư cảm ơn còn là cách giúp bạn bổ sung những thông tin mà bạn đã bỏ quên trong quá trình phỏng vấn của mình.

Việc trả lời thư nhận việc mặc dù không bắt buộc nhưng là điều cần thiết bạn nên thực hiện trong thời buổi hiện nay. Với những gợi ý mà chúng tôi đưa ra trên đây hy vọng giúp bạn có được một bức thư tạo nên ấn tượng tốt với công ty của bạn. Chúc bạn thành công với công việc sắp tới.

Cách tạo khung trong word cho trang bìa báo cáo tốt nghiệp đồ án

Bạn đang trong giai đoạn hoàn thành luận văn, đồ án tốt nghiệp, nội dung bên trong đã được bạn chuẩn bị đầy đủ. Tuy nhiên, bạn vẫn đang lay hoay không biết cách tạo khung trong word như thế nào cho thật phù hợp để thêm phần trang trọng cho phần trình bày luận văn của mình được chỉn chu hơn.

Nhiều bạn chỉ vì khả năng tin học không mấy thành thạo khi gặp phải những vấn đề này thường nhờ những bạn chuyên sử dụng word để hướng dẫn. Tuy nhiên, không cần phải nhọc công như thế đâu, bạn vẫn hoàn toàn biết cách tạo khung trong word cho bìa luận văn thật xuất sắc chỉ với những thủ thuật đơn giản trong bài viết này, hãy tham khảo và thực hiện ngay bạn nhé!

Nội dung bài viết này có thể giúp bạn tạo được các khung bìa đẹp trong tất cả các phiên bản word 2010, 2013, 2016 dễ dàng.

Tạo khung viền dựa trên mẫu word có sẵn

Chức năng này được tạo trong word có tên là cover page (trang bìa), bạn chỉ cần mở trang word mình muốn sau đó:

Đặt chuột tại vị trí đầu tiên của trang

Chọn mục Insert  Chọn Cover Page  Tiếp theo chọn ngay các khung word có sẵn để tìm mẫu ưng ý nhất  Cuối cùng, bạn chỉ cần nhấp vào các thẻ thông tin tiêu đề xuất hiện trên khung trang bìa đã chèn vào.

Hầu hết, ở tất cả các phiên bản word đều có những khung viền có sẵn với thiết kế đẹp mắt, màu sắc trang nhã phù hợp dễ dàng giúp người sử dụng lựa chọn những mẫu tùy ý mà không cần phải điều chỉnh quá nhiều lại tiết kiệm thời gian hiệu quả.

Tạo khung viền cho mẫu bìa luận văn, đồ án

Nhiều trường đại học hiện nay không yêu cầu sinh viên phải trình bài khung bìa quá cầu kỳ phức tạp, thay vào đó những khung bìa thường có những đường nét đơn giản tinh tế, đảm bảo phải làm nổi bật được phần chữ in trên bài mặt. Kiểu khung bìa thường thấy đó chính là một đường kẻ song song hai bên hoặc dạng hình chủ nhật đơn đứng với khung viền nét đậm.

Điều quan trọng là phải chú ý khung bìa báo cáo phải canh đúng kích thước tránh rơi vào trường hợp khi đóng luận văn thành quyển không bị đóng vào phần khung. Muốn vậy, bạn phải canh lề thật phù hợp với kích thước chuẩn dành cho trang bìa luận văn báo cáo, theo đó lề trái lúc nào cũng phải lớn hơn các cạnh bìa còn lại (bao gồm trên, dưới, phải).

Chú ý: Trước khi tạo khung viền bạn phải canh lề cho trang giấy in thật chuẩn theo đúng quy định như sau:

(Top, Bottom) Trên, dưới: 2cm

(Left) Trái: 3cm

(Right) Phải: 1.5 cm

Tiếp theo đó bạn vào Page Layout   Chọn Margin  Chọn Custom Margins…

Một trong những lưu ý dành cho bạn đó chính là, nếu máy tính của bạn chưa được đổi sang chế độ cm, thì bạn sẽ rất khó có thể canh lề đúng tỷ lệ. Thông thường, nếu bạn chưa từng cảnh chỉnh lề thì đơn vị đo của máy bạn sẽ là mm. Cho nên, trước khi canh lề bạn nên chọn File  Word options  Ở tab Advanced bạn sẽ thấy xuất hiện dòng chữ  Show measurements in units of và  tiếp theo bạn nên thay đôit nó thành Centimeters rồi bấm OK. Bạn sẽ vào:

 Tool  Options  General, tiếp đến chọn Centimeters như trong hình rồi bấm OK là hoàn tất.

Sau khi hoàn thành chuyển đổi tỷ lệ và canh lề thành công, bạn nên tạo khung bìa word theo thủ thuật sau đây:

Thứ nhất: Đặt con trỏ chuột vào vị trí đầu tiên của trang word

Thứ hai: Bạn vào Page Layout Page Borders (trong hộp thoại Page Borders, vào mục Art chọn mẫu viền có sẵn.

Thứ ba: Tại mục Apply to  Chọn This Section  First page only để chỉ tạo khung bìa trang trí ở khung word đầu tiên.

 Thứ tư: Bạn chọn vào Options  tại mục Mesure from Text (mục đích đánh dấu bỏ hết các tùy chọn ở trang phía dưới để bìa được canh sát vào lề đúng chuẩn bạn nhé)

Thế là chỉ trải qua 4 bước sau là bạn đã có thể biết được cách tạo khung trong word dành cho bìa báo cáo luận văn thật đơn giản rồi phải không nào! Nhanh chóng thực hiện để thấy ngay kết quả bạn nhé! Và đừng quên đón đọc những bài viết hữu ích tiếp theo của chúng tôi để cung cấp cho mình những thông tin cực kỳ bổ ích và thú vị nhanh nhất.

Associate director là gì? Tố chất giúp bạn trở thành associate director doanh nghiệp?

Bạn đang tìm hiểu về các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp trong đó có vị trí associate director. Bạn đang thắc mắc associate director và director trong doanh nghiệp có gì khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này và cung cấp thêm những thông tin bổ ích về vị trí associate director là gì một cách cụ thể nhất.

Công việc của một director (giám đốc) chính là điều hành và phát triển thương hiệu công ty trên thị trường kinh doanh, vậy công việc của một (phó giám đốc) associate director là gì ? Tiềm năng tìm viêc làm nhanh và mục tiêu làm việc và cách quản lý của hai vị trí cấp cao trong doanh nghiệp này có hoàn toàn giống nhau hay không? Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Associate director là gì?

Associate director được hiểu là người sẽ đảm nhận vị trí phó giám đốc của một doanh nghiệp. Đây là công việc đòi hỏi không chỉ trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp, trọng trách của một phó giám đốc phải nói là rất lớn. Chức vụ phó giám đốc sẽ quản lý rất nhiều phòng ban nhân sự khác nhau, thế nhưng phó giám đốc sẽ chịu sự giám sát trực tiếp của giám đốc. Tuy nhiên, mục tiêu làm việc của cả hai đều là hướng doanh nghiệp đạt được những thành công to lớn trong tương lai, cả hai đều phải có trách nhiệm và áp lực công việc không hề thua kém nhau.

Phó giám đốc sẽ thay mặt giám đốc quyết định những vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp, công việc cụ thể của một phó giám đốc sẽ là giúp giám đốc quản lý doanh nghiệp, điều hành doanh nghiệp dưới sự giám sát của giám đốc. Bên cạnh đó, phó giám đốc cũng sẽ chịu trách nhiệm quản lý các bộ phận nhân sự, quá trình kinh doanh trong từng giai đoạn, gặp gỡ khách hàng và trao đổi những vấn đề liên quan đến các dự án, hợp đồng của sẽ được ký kết.

Ngoài ra, phó giám đốc cũng phải triển khai các dự án chiến lược trọng điểm của doanh nghiệp với sự hỗ trợ của những nhân viên cấp dưới, điều phối và thực hiện việc ký kết các hợp đồng quan trọng khác. Trong một doanh nghiệp có thể sẽ có nhiều phó giám đốc khác nhau theo từng doanh nghiệp và lĩnh vực mà doanh nghiệp đó kinh doanh.

Điểm khác nhau giữa một giám đốc và phó giám đốc chính là trong quá trình điều hành và quản lý. Giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong một doanh nghiệp, với quy mô quản lý toàn công ty thì phó giám đốc sẽ có quy mô nhỏ hơn quản lý một bộ phận nhỏ nào đó trong doanh nghiệp. Giám đốc là người chỉ đạo hướng đi cho cả doanh nghiệp, trong khi đó phó giám đốc sẽ chịu trách nhiệm truyền tải hướng đi cho các phòng ban khác nhau thực hiện và giữ vai trò chỉ đạo chính theo sự phân công của giám đốc.

Vậy bạn có thắc mắc những tố chất nào tạo nên một phó giám đốc doanh nghiệp dưới một người mà trên nhiều người hay không?

Thứ nhất, tố chất lãnh đạo: Khi ngồi vào chiếc ghế phó giám đốc chắc chắn rằng bạn phải có năng lực lãnh đạo nhất định để điều phối và quản lý nhân viên thực hiện các công việc liên quan. Nếu khả năng lãnh đạo yếu kém bạn sẽ không thể quản lý được tất cả các nhân viên trong các phòng ban khác nhau phát huy hiệu quả làm việc tích cực.

Thứ hai, trình độ chuyên môn vững vàng: Ngoài tố chất lãnh đạo thì kỹ năng chuyên môn cũng đóng góp một phần không nhỏ để bạn có thể bước đến thành công khi ở vị trí phó giám đốc. Sự hiểu biết và uyên bác về kiến thức không chỉ giúp bạn được nhân viên kính trọng mà hơn hết những đề xuất của bạn cũng sẽ được hưởng ứng hơn rất nhiều.

Thứ ba, kinh nghiệm làm việc: Để có thể làm tốt một công việc nào đó bạn không chỉ cần sự am hiểu mà hơn hết phải có kinh nghiệm làm việc nhất định. Đối với một phó giám đốc, kinh nghiệm làm việc chắc chắn phải là điều cần thiết để hướng dẫn và chỉ đạo cấp dưới.

Thứ tư, kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp luôn là yếu tố cần thiết để chúng ta có thể phát triển công việc thuận lợi. Với tư cách là một phó giám đốc, kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn không chỉ ghi điểm với đối tác mà còn giúp bạn nắm bắt tâm lý nhân viên để động viên họ làm việc tốt hơn.

Thứ năm, kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian: Người nắm được hai kỹ năng này chính là người lãnh đạo đích thực. Cách bạn giải quyết một vấn đề khó khăn thành công chứng tỏ được bạn đã ngày càng nâng cao năng lực làm việc, kết hợp với việc quản lý thời gian hợp lý sẽ giúp công việc của bạn diễn ra theo đúng kế hoạch, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp ngày càng cao.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi associate director là gì rồi nhé! Điều quan trọng hơn hết đó chính là bạn có thể biết thêm được những thông tin hữu ích liên quan đến doanh nghiệp, đó sẽ là nền tảng kiến thức tốt giúp bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí cao trong tương lai. Chúc bạn thành công!

Best regard là gì? Cách sử dụng đúng nhất là gì?

Nếu bạn thường xuyên sử dụng mail để làm việc thì chắc hẳn đã từng ít nhất một lần thấy cụm từ Best regard. Tuy nhiên, nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc chưa từng làm việc qua mail, cho nên chưa hiểu rõ nghĩa cũng như cách dùng hợp lý cụm từ này thì hãy tham khảo với bài viết Best regard là gì dưới đây.

Best regard là gì?

Với cách hiểu thông thường, Best regard có nghĩa là trân trọng nhất. Theo đó người ta thường sử dụng cụm từ Best regard cho việc kết thúc mail nhằm thể hiện cho sự cảm ơn vì đã đọc bức thư đến cuối cùng. Đây được xem là cụm từ mang đến sự chuyên nghiệp, lịch sự, trang trọng nhưng không quá cứng nhắc cho người dùng và chính là sự lựa chọn an toàn dành cho mọi đối tượng.

Vậy trong những trường hợp nào thì bạn nên dùng từ Best regard?

Có thể nói, bất cứ trường hợp nào bạn cũng có thể sử dụng cụm từ này vào cuối mail khi bạn muốn thể hiện sự tôn trọng nhưng vẫn mang lại cảm giác thân thiết và gần gũi. Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây được khuyến khích nhất.

Trường hợp đầu tiên có thể kể đến khi người nhận mail là người đồng nghiệp thân thiết của bạn, đã có mối quan hệ quen biết từ trước.

Tiếp theo có thể là đối tác làm việc với bạn, tuy nhiên, họ phải là những người đã từng hợp tác trong một khoảng thời gian từ 3 tháng trở lên. Hoặc bạn cũng có thể gửi đến đối tác tiềm năng trong tương lai, nhưng cần đảm bảo họ là những người dễ gần và cởi mở. Lúc này, bạn sẽ mang lại cảm giác gần gũi, thân thiết hơn với họ khi sử dụng Best regard.

Tương tự, bạn cũng có thể sử dụng Best regard với khách hàng của mình cũng như những khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, khi bạn gửi thư với nội dung cần sự giúp đỡ, nhờ cậy cũng nên sử dụng Best regard để đối phương nhận thấy sự tôn trọng mà bạn muốn gửi đến.

Khi sử dụng Best regard, bạn hãy thêm nó vào cuối bài viết nhưng đứng trước chữ ký của bạn nhé.

Bên cạnh Best regard, người ta cũng sử dụng một số cụm từ khác để kết thúc mail như Best (mọi điều tốt đẹp), Thanks (cảm ơn), All best (mọi điều tốt đẹp nhất), Sincerely (chân thành),…Tuy nhiên, mỗi cụm từ đều mang một ý nghĩa cũng như cách sử dụng riêng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng nhé.

Ngoài ra, một số trường hợp bạn có thể không cần sử dụng từ ngữ kết thúc thư. Đó là khi bạn và người nhận có sự trao đổi liên tục qua lại và chỉ chú trọng vào nội dung bức thư. Hoặc là khi bạn chỉ cần gửi thư 1 lần, trong thời gian ngắn và không cần phải có từ kết thúc.

Một số chú ý khi sử dụng Best regard

Phần trên đã giới thiệu Best regard là gì, tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu một số điều chú ý khi sử dụng Best regard nói riêng cũng như những từ kết thúc thư chung để đảm bảo phát huy tốt nhất chức năng của những từ này.

Không viết im đậm, in hoa trong bức thư. Thay vì mục đích muốn nhấn mạnh sự trân trọng, lịch sự thì lại khiến người nhận cảm thấy bạn như muốn hét thật to rằng bức thư này đã kết thúc. Và khi đó, họ chỉ thấy được sự bực mình, khó chịu vì điều đó mà thôi. Đây là một trong những lỗi sai cơ bản mà nhiều bạn thường mắc phải. Tuy nhiên, hãy chú ý thật kỹ chi tiết này nhé và hãy chỉ sử dụng văn phong, hiệu ứng bình thường như phía trên của bức thư.

Không thêm các biểu tượng cảm xúc. Bạn sẽ thấy thế nào khi kết thúc bức thư, bên cạnh từ Best regard là một biểu tượng mặt cười? Chắc hẳn sẽ cảm thấy khó chịu vì sự không chuyên nghiệp cũng như thái độ không nghiêm túc từ người viết. Cho nên, đừng mạo hiểm cho việc thêm các biểu tượng cảm xúc vào thư, bởi vì nó có thể khiến công sức bạn muốn đưa vào bức thư bị “đổ sông đổ biển”.

Việc tìm hiểu Best regard là gì cũng như cách sử dụng sẽ giúp bạn biết được nên sử dụng như thế nào cho hợp lý. Ngoài ra, đó cũng là cách giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có trong quá trình gửi mail của mình.

Mẫu giấy xác nhận nhân thân để xin việc đúng nhất

Giấy xác nhận nhân thân được xem là văn bản thay thế cho các loại giấy tùy thân khác cũng như sử dụng trong hồ sơ xin việc làm. Vậy mẫu giấy xác nhận nhân thân nào đúng nhất hiện nay? Cùng tham khảo với bài viết dưới đây nhé.

Giấy xác nhận nhân thân là gì?

Giấy xác nhận nhân thân là một văn bản dùng để chứng thực các thông tin của bạn trong trường hợp không có các giấy tờ tùy thân khác như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước,…

Giấy xác nhận nhân thân được chấp nhận phải có đầy đủ các thông tin cần thiết của người cần được chứng nhận, ví dụ như họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, số chứng minh nhân dân,… Bên cạnh đó, giấy phải được chứng thực bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Thông thường, chỉ những trường hợp bị mất giấy tờ tùy thân và cần chứng thực bản thân với cơ quan chức năng để hoàn thành các thủ tục hành chính thì bạn mới cần sử dụng giấy chứng nhận nhân thân này. Tuy nhiên, một số đơn vị tuyển dụng cũng có thể yêu cầu bạn cung cấp giấy chứng nhận nhân thân trong hồ sơ xin việc của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng giấy xác nhận nhân thân để đi máy bay mà không cần chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.

Mẫu giấy xác nhận nhân thân đúng cần phải có những thông tin gì?

Việc sử dụng giấy xác nhận nhân thân để hoàn thành các thủ tục hành chính hay để xin việc thì bạn cũng cần đảm bảo tuân thủ đúng mẫu được đề nghị. Dưới đây là những thông tin bắt buộc phải có trong mẫu xác nhận nhân thân để xin việc, bạn tham khảo nhé.

  1. Thông tin của người cần xác nhận

Như ở trên cũng có đề cập, điều đầu tiên bạn cần chú ý chính là những thông tin cần được cung cấp đầy đủ và chính xác trong giấy xác nhận nhân thân. Bao gồm những mục cụ thể dưới đây:

Đầu tiên chính là thông tin cá nhân: họ và tên người muốn xác nhận nhân thân, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, nguyên quán, địa chỉ thường trú đã đăng ký và địa chỉ hiện tại.

Tiếp theo, bạn cần cung cấp họ tên của cha và mẹ của bản thân. Cuối cùng chính là lý do muốn xác nhận nhân thân cũng như ký tên xác nhận.

Ngoài ra, bạn đừng quên dán ảnh thẻ kích thước 4×6 được chụp trong vòng 6 tháng trở lại vào ô ảnh phía trên góc trái của tờ giấy xác nhận nhé. Bởi vì một tờ giấy xác nhận được chấp thuận cần được đóng giấu giáp lai vào bức ảnh thẻ đó.

  • Xác nhận của cơ quan chính quyền

Xác nhận của cơ quan chính quyền nhằm đảm bảo những thông tin bạn cung cấp là đầy đủ và chính xác. Do đó, trong mẫu giấy xác nhận nhân thân để xin việc không thể thiếu mục này. Bạn cần đảm bảo cơ quan chính quyền ghi đầy đủ các thông tin cần thiết để xác nhận như địa chỉ cơ quan công an bao gồm phường (xã/ thị trấn), quận (huyện), tỉnh (thành phố) cũng như mục đích và lý do của việc cần xác nhận nhân thân.

Giấy xác nhận có giá trị pháp lý là khi có lời xác nhận những thông tin bạn cung cấp là đúng sự thật của vị Công an trưởng cũng như chữ ký và đóng dấu đỏ.

Thủ tục đăng ký giấy xác nhận nhân thân

Thủ tục đăng ký không quá phức tạp khi bạn chỉ cần thực hiện bước tải hay đánh máy mẫu giấy xác nhận nhân thân và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu. Sau đó nộp vào ủy ban nhân dân phường (xã, thị trấn) nơi bạn đang sinh sống và đợi đến ngày hẹn để nhận. Trong trường hợp gặp sai sót, người có trách nhiệm sẽ liên hệ đến bạn để thông báo chỉnh sửa.

Với bài viết giới thiệu mẫu xác nhận nhân thân để xin việc trên đây hy vọng đã cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn. Mặc dù giấy xác nhận nhân thân không quá phổ biến trong đời sống, tuy nhiên bạn vẫn nên bổ sung kiến thức cho bản thân để có thể hoàn tất được trong thời gian ngắn nhất, tránh việc chỉnh sửa nhiều lần mất thời gian.