CBM là gì? Cách tính CBM đúng nhất

CBM – Đơn vị phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nếu bạn muốn theo đuổi công việc này thì nhất định không thể không tìm hiểu về đơn vị CBM. Vậy CBM là gì? Cách tính nào đúng nhất dành cho CBM. Cùng tìm hiểu với bài viết này.

CBM là gì?

CBM là từ viết tắt của Cubic Meter và được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là mét khối. Đây là đơn vị được sử dụng trong việc tính toán kích thước, khối lượng của các đơn hàng, từ đó nhà vận chuyển có thể xác định được mức giá vận chuyển cho những đơn hàng đó. Ngoài ra, dựa vào CBM, nhà vận chuyển cũng sẽ định lượng được số lượng các đơn hàng cho các chuyến chở hàng của mình sao cho tối ưu lợi nhuận nhất.

Tùy thuộc vào hình thức vận chuyển như hàng không, đường biển hay đường bộ mà mỗi CBM (m3) sẽ có giá khác nhau. Ngoài ra, nhà vận chuyển cũng có thể quy đổi từ CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để tính giá vận chuyển tùy thuộc vào đặc tính, đặc điểm của kiện hàng.

Vai trò của CBM

CBM đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu, đặc biệt là hình thức vận chuyển hàng không và đường biển. Vì sao? Như mục CBM là gì cũng đã đề cập. Dựa vào CBM, nhà vận chuyển có thể xác định chính xác số lượng các kiện hàng cho một chuyến vận chuyển của mình. Đây được xem là căn cứ cho việc đưa ra mức giá vận chuyển cho một đơn vị CBM.

Ngoài ra, khi có được kích thước các kiện hàng, họ sẽ đưa ra được phương án sắp xếp các kiện hàng sao cho tiết kiệm tối đa diện tích khoang chứa, từ đó nâng số lượng kiện hàng trong mỗi chuyến. Việc tối đa số lượng kiện hàng sẽ giúp giảm giá cước vận chuyển, vừa mang đến lợi ích cho khách hàng vừa nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các công ty vận chuyển với nhau.

Cách tính CBM đúng nhất

Dưới đây là công thức tính CBM đã được quy ước chung giữa các đơn vị vận chuyển dành cho các mặt hàng được đưa vào container, do đó được xem là công thức tính đúng nhất hiện nay.

Cụ thể:

CBM = (C x D x R) x SL

Trong đó:

C: chiều cao kiện hàng (đơn vị: mét).

D: chiều dài kiện hàng (đơn vị: mét).

R: chiều rộng kiện hàng (đơn vị: mét).

SL: số lượng kiện hàng cùng kích thước

Bởi vì đơn vị các phần tử là mét, cho nên đơn vị của CBM là mét khối (kí hiệu: m3).

Tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg

Tùy thuộc vào mỗi loại hàng mà giá vận chuyển được tính theo CBM hay kilogram. Theo đó, sẽ có một tỷ lệ quy đổi nhất định tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi công ty quy định khác nhau cho việc quy đổi từ CBM sang kg và ngược lại. Ngoài ra, tỷ lệ quy đổi cũng sẽ khác nhau giữa các hình thức vận chuyển như hàng không, đường bộ hay đường biển.

Hiện nay, tỷ lệ quy đổi phổ biến nhất có thể kể đến như:

Nếu hàng hóa được vận chuyển theo đường hàng không thì ta có: 1CBM = 167kg.

Nếu hàng hóa được vận chuyển theo đường bộ thì ta có: 1CBM = 333kg.

Nếu hàng hóa được vận chuyển theo đường biển thì ta có: 1CBM = 1000kg.

Việc quy đổi này nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà vận chuyển mà không gây thiệt hại cho khách hàng. Bởi vì với những loại hàng hóa có trọng lượng và thể tích không tương đồng cũng như có sự chênh lệch rất lớn thì việc quy đổi qua lại giữa CBM và kg sẽ giúp nhà vận chuyển đưa ra mức giá phù hợp để không khiến doanh nghiệp bị lỗ vốn.

Ví dụ với mặt hàng là sắt có trọng lượng 6,5 tấn nhưng khi tính theo CBM chỉ có 11,25 m3. Nếu doanh nghiệp tính giá theo CBM sẽ có giá rất thấp so với thực tế. Nhưng nếu mặt hàng là bông có trọng lượng 3 tấn nhưng lại chiếm diện tích một container, việc tính giá vận chuyển theo kg lại không hợp lý.

Như vậy, bài viết này đã giới thiệu đến bạn CBM là gì. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hình dung được CBM cũng như cách áp dụng CBM vào trong ngành vận chuyển, xuất nhập khẩu.

Những lý do xin nghỉ việc không nên đề cập

Chắc hẳn bạn cũng sẽ như tôi, đều muốn giữ lại hình ảnh tốt đẹp trong mắt cấp trên cũng như đồng nghiệp của mình sau khi nghỉ việc. Ngoài quá trình bạn làm việc tại công ty thì việc bạn xin nghỉ việc như thế nào cũng có những ảnh hưởng nhất định đến điều đó. Và tất nhiên, lý do xin nghỉ việc là đặc biệt quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn tránh được những lý do không nên đề cập khi muốn xin nghỉ việc.

Khi bạn muốn nghỉ việc thì đơn xin nghỉ việc là điều cần thiết, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn cũng như sự tôn trọng với cấp trên, với công ty. Thế nhưng, phải viết như thế nào để khiến cấp trên chấp thuận nhưng không gây nên sự khó chịu là điều không hề đơn giản. Và điều quyết định ở đây chính là lý do mà bạn đưa ra.

Có rất nhiều lý do khác nhau cho việc bạn muốn nghỉ việc. Tuy nhiên, dưới đây là những lý do bạn không nên đề cập trong đơn xin nghỉ việc của mình để tránh làm mất lòng sếp cũng như thể hiện sự khéo léo của bạn.

  1. Mức lương không xứng đáng với công sức, khả năng của bạn

Có thể bạn đang làm việc với một mức lương mà bạn cảm thấy không phù hợp với công sức hay khả năng mà bạn đã bỏ ra. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng lý do này trong đơn xin nghỉ việc lại là một ý kiến không hay ho chút nào. Với lý do này, bạn sẽ khiến hình ảnh của bạn trong mắt cấp trên bị giảm sút, bởi vì thông thường, mỗi người quản lý đều muốn tìm những nhân viên làm việc vì yêu nghề chứ không phải vì tài chính hay chức vị.

  • Môi trường làm việc không chuyên nghiệp

Đây cũng được xem là một trong những lý do xin nghỉ việc không nên đề cập khi bạn muốn nghỉ việc. Khi bạn sử dụng lý do này đồng nghĩa bạn đang phê bình công ty lẫn cấp trên của bạn. Và như thế thì chẳng hay ho gì cả.

  • Đồng nghiệp xấu tính, không hòa đồng và giúp đỡ bạn

Môi trường làm việc luôn xuất hiện những nhân tố xấu tính, luôn ganh ghét và đố kị lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu bạn đưa ra lý do này chẳng khác nào bạn tự thừa nhận bản thân không đủ bản lĩnh thích nghi trong môi trường làm việc của công ty cũng như không đủ hòa đồng để khiến đồng nghiệp đối xử tốt với bạn.

  • Cảm thấy bản thân sắp bị đuổi việc nên nghỉ trước

Có thể trong quãng thời gian này, bạn cảm thấy bản thân không còn được cấp trên trọng dụng như trước. Bạn như bị bỏ rơi giữa guồng quay công việc của công ty. Có thể bạn hiểu rằng bản thân sắp bị sa thải. Tuy nhiên, việc tự mình nói ra điều đó trong đơn xin nghỉ việc thì là điều không nên chút nào. Bởi vì nó thể hiện rằng bạn đồng thuận với cấp trên là bản thân mình vô dụng, không còn giá trị với công việc, công ty.

  • Cha mẹ bắt tôi phải nghỉ việc

Có rất nhiều phụ huynh không muốn con mình làm công việc này và gây sức ép với họ. Tuy nhiên, bạn không nên nói điều đó với mọi người và đặc biệt là cấp trên của mình. Mặc dù lý do này không liên quan trực tiếp đến công việc hay mọi người, thế nhưng, chắc bạn không muốn mọi người đánh giá rằng bản thân vẫn không thể tự chủ cho công việc hay cuộc sống của mình nhỉ.

Việc bạn xin nghỉ như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh cũng như tương lai của bạn. Bởi vì bạn không thể biết rằng liệu công việc sắp tới có liên quan đến công việc hiện tại hay không. Và nếu không khôn khéo, tế nhị và lịch sự khi xin nghỉ việc, có thể đó sẽ trở thành viên hòn đá tảng ngáng đường bạn.

Vậy nên, hãy sử dụng những lý do thật chính đáng. Ví dụ như gia đình có việc đột xuất, thay đổi địa điểm sống, muốn học cao lên hay thay đổi nghề nghiệp,… Đây được xem là những lý do chính đáng để được sếp gật đầu đồng thuận mà không để lại những ảnh hưởng tiểu cực.

Ngoài việc có một lý do phù hợp, bạn hãy thực hiện quy trình nghỉ việc thật chuyên nghiệp để vừa không ảnh hưởng đến công việc chung vừa khiến ban lãnh đạo, đồng nghiệp của bạn có cái nhìn tốt đẹp với bạn. Những điều bạn nên làm khi nghỉ việc có thể kể đến như thông báo thời gian nghỉ việc trước ít nhất 15 ngày, thu xếp và bàn giao công việc cho người phụ trách tiếp theo hoặc người có liên quan,…

Tìm được lý do nghỉ việc phù hợp luôn là điều quan trọng. Hy vọng với những ý kiến mà chúng tôi đưa ra ở trên sẽ giúp bạn phần nào và hãy linh động với đơn xin nghỉ việc của bản thân nhé. Chúc bạn thành công.

Công Chứng Hồ Sơ Xin Việc Ở Đâu

Nếu bạn đang chuẩn bị hồ sơ xin việc cho một công việc mới và cần phải công chứng chúng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, và bạn đang lo lắng vì không biết công chứng hồ sơ xin việc ở đâu. Vậy thì hãy để bài viết này giúp bạn giải quyết thắc mắc nhé.

Như chúng ta biết một bộ hồ sơ xin việc có nhiều giấy tờ cụ thể như: sơ yếu lý lịch, sổ hộ khẩu, bản sao chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp,… thường thì nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch, chứng minh nhân dân, hộ khẩu có chứng thực thôi còn đơn xin việc thì không cần chứng và ở mỗi địa phương thì cách chứng thực lại không hoàn toàn giống nhau. Và câu hỏi đặt ra là những giấy tờ nào thì cần phải chứng thực ở tại nơi thường trú, còn giấy tờ gì thì chỉ cần có bản gốc là có thể chúng thực ở bất kì cơ quan hành chính nhà nước nào mà vẫn được chấp nhận?

  1. Công chứng sơ yếu lý lịch

Công chứng sơ yếu lý lịch là công chứng viên chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của hợp đồng hay một giao dịch nào nó bằng văn bản. Và sơ yếu lý lịch thì chứng thực chữ ký.

Đối với những sơ yếu lý lịch có những nội dung liên quan đến thông tin về hộ tịch, nhân thân…thuộc thẩm quyền nhà nước, thì bắt buộc phải đến ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú để chứng thực sơ yếu lý lịch thì mới được công nhận là hợp lệ  – điều này thường là vấn đề khó khăn cho những bạn làm việc ở xa.

Trong trường hợp, nếu chứng thực sơ yếu lý lịch chỉ đơn thuần là sao từ bản chính thì bạn có thể tới bất kỳ Uỷ ban nhân dân cấp xã nào đều có thể thực hiện được nguyện vọng công chứng mà không cần phải tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bạn có hộ khẩu thường trú.

Cụ thể thì theo quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, thì thực hiện như sau:

Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

Thủ tục chứng thực chữ ký  cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;

b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;

c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;

d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Vậy thì theo như quy định trên của pháp luật, việc công chứng chữ ký sơ yếu lý lịch bạn có thể chứng ở bất kỳ Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã nào trên lãnh thổ Việt Nam.

  • Công chứng chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu

Các loại giấy tờ này thì bạn sẽ chứng thực bản sao của chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu.

Theo Nghị định 23 quy định:

Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Có nghĩa là bạn phải mang theo bản chính CMND và sổ hộ khẩu bản gốc đến nơi công chứng thì mới chứng thực bản sao được.

  • Nơi nào có thẩm quyền chứng thực hồ sơ xin việc

Những nơi được quy định có thẩm quyền công chứng các giấy tờ trên là các phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Bài viết trên đã cung cấp khá đầy đủ những thông tin bạn cần biết về công chứng hồ sơ xin việc ở đâu. Hy vọng bạn không còn băn khoăn hay lo lắng mỗi khi đi công chứng hồ sơ và tôi mong rằng bạn sẽ thành công trong công việc sắp tới.