Công Chứng Hồ Sơ Xin Việc Ở Đâu

Nếu bạn đang chuẩn bị hồ sơ xin việc cho một công việc mới và cần phải công chứng chúng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, và bạn đang lo lắng vì không biết công chứng hồ sơ xin việc ở đâu. Vậy thì hãy để bài viết này giúp bạn giải quyết thắc mắc nhé.

Như chúng ta biết một bộ hồ sơ xin việc có nhiều giấy tờ cụ thể như: sơ yếu lý lịch, sổ hộ khẩu, bản sao chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp,… thường thì nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch, chứng minh nhân dân, hộ khẩu có chứng thực thôi còn đơn xin việc thì không cần chứng và ở mỗi địa phương thì cách chứng thực lại không hoàn toàn giống nhau. Và câu hỏi đặt ra là những giấy tờ nào thì cần phải chứng thực ở tại nơi thường trú, còn giấy tờ gì thì chỉ cần có bản gốc là có thể chúng thực ở bất kì cơ quan hành chính nhà nước nào mà vẫn được chấp nhận?

  1. Công chứng sơ yếu lý lịch

Công chứng sơ yếu lý lịch là công chứng viên chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của hợp đồng hay một giao dịch nào nó bằng văn bản. Và sơ yếu lý lịch thì chứng thực chữ ký.

Đối với những sơ yếu lý lịch có những nội dung liên quan đến thông tin về hộ tịch, nhân thân…thuộc thẩm quyền nhà nước, thì bắt buộc phải đến ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú để chứng thực sơ yếu lý lịch thì mới được công nhận là hợp lệ  – điều này thường là vấn đề khó khăn cho những bạn làm việc ở xa.

Trong trường hợp, nếu chứng thực sơ yếu lý lịch chỉ đơn thuần là sao từ bản chính thì bạn có thể tới bất kỳ Uỷ ban nhân dân cấp xã nào đều có thể thực hiện được nguyện vọng công chứng mà không cần phải tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bạn có hộ khẩu thường trú.

Cụ thể thì theo quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, thì thực hiện như sau:

Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

Thủ tục chứng thực chữ ký  cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;

b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;

c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;

d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Vậy thì theo như quy định trên của pháp luật, việc công chứng chữ ký sơ yếu lý lịch bạn có thể chứng ở bất kỳ Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã nào trên lãnh thổ Việt Nam.

  • Công chứng chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu

Các loại giấy tờ này thì bạn sẽ chứng thực bản sao của chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu.

Theo Nghị định 23 quy định:

Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Có nghĩa là bạn phải mang theo bản chính CMND và sổ hộ khẩu bản gốc đến nơi công chứng thì mới chứng thực bản sao được.

  • Nơi nào có thẩm quyền chứng thực hồ sơ xin việc

Những nơi được quy định có thẩm quyền công chứng các giấy tờ trên là các phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Bài viết trên đã cung cấp khá đầy đủ những thông tin bạn cần biết về công chứng hồ sơ xin việc ở đâu. Hy vọng bạn không còn băn khoăn hay lo lắng mỗi khi đi công chứng hồ sơ và tôi mong rằng bạn sẽ thành công trong công việc sắp tới.