Nhà quản lý giỏi cần những phẩm chất gì tiêu biểu nhất?

Không phải ai cũng có tố chất trở thành một nhà quản lý giỏi, đặc biệt là những bạn trẻ luôn cần phải có thời gian nhất định để trau dồi những kỹ năng và phẩm chất cần thiết. Vậy theo bạn một nhà quản lý giỏi cần những phẩm chất gì?

Kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi việc đào tạo một đội ngũ quản lý để tiếp nhận những công việc có tính chất phức tạp hơn là một điều rất cần thiết trong thời buổi cạnh tranh hiện nay. Những doanh nghiệp lớn đều xem vấn đề tuyển dụng và huấn luyện nhân sự là một trong các chiến lược phát triển lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy để đào tạo được một nhà quản lý thật sự đáp ứng tất cả các yêu cầu chuyên môn, kỹ năng, thì nhà quản lý giỏi cần những phẩm chất gì tiêu biểu.

Nhà quản lý là gì?

Nhà quản lý là người sẽ chịu trách nhiệm giám sát, lập kế hoạch và tổ chức điều phối nhân sự các phòng ban liên quan để công việc được hoàn thành một cách tốt nhất dưới sự chỉ đạo của các nhà điều hành công ty. Để có thể tuyển dụng được một nhà quản lý giỏi là điều bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, vấn đề tuyển dụng được những người phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp lại không nhiều.

Vậy câu hỏi quan trọng đặt ra cho nhà tuyển dụng, đó chính là đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để tuyển dụng được những nhân sự có những phẩm chất đó để đào tạo phát triển lâu dài cho vị trí một nhà quản lý trong tương lai”.

Kỹ năng tuyển dụng nhân sự

Chắc chắn để tìm được những ứng viên hoàn hảo, các nhà tuyển dụng sẽ không thể bỏ qua các website tuyển dụng với số lượng ứng viên ứng tuyển rất cao mỗi ngày vào các vị trí khác nhau. Vậy kỹ năng tuyển dụng nhân sự qua website tuyển dụng sẽ như thế nào?

Thứ nhất, để thu hút ứng viên đăng ký, bạn cần phân bố nội dung tuyển dụng trên tất cả những website tuyển dụng nổi tiếng trong top 10 tìm kiếm việc làm tại thị trường Việt Nam để cho ứng viên dễ dàng nhìn thấy được thông tin tuyển dụng nhanh chóng nhất.

Thứ hai, nội dung tuyển dụng nhân sự phải đầy đủ những thông tin cần thiết, kèm theo những cơ chế hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của ứng viên nhiều hơn, điều quan trọng bạn phải liên tục cập nhật thông tin ứng tuyển để ứng viên tìm hiểu kỹ hơn về quy mô và hoạt động của công ty. 

Thứ ba, sau khi nhận được những thông tin ứng tuyển của ứng viên, hãy lên kế hoạch chọn lọc những ai đủ yêu cầu đảm nhận công việc lập tức gửi thông tin và liên hệ với họ để sắp xếp thời gian phỏng vấn cụ thể. Kèm theo đó nhà tuyển dụng cũng phải nói rõ những yêu cầu và cơ chế chính sách của công ty để ứng viên hiểu rõ, và suy nghĩ về vấn đề hợp tác lâu dài.

Các phẩm chất cần có của một nhà quản lý giỏi là gì?

Sự cầu tiến

Bất kỳ ai dù đang làm việc tại bất kỳ ngành nghề, chức vụ nào trong các cơ quan, công ty …đều mong muốn bản thân không ngừng phát triển và đạt được thành tựu nhất định trong sự nghiệp và cuộc sống. Có thể với nhiều người việc có một công việc an nhàn kèm theo đó là một mức lương cố định mỗi tháng là một điều đáng mừng.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ làm việc với một vị trí hay chức vụ nào đó trong suốt nhiều năm liền và không có bất kỳ sự phát triển nào khác thì có lẽ bạn là mẫu người không thích hợp với vị trí nhà quản lý giỏi.

Tham dự các khóa học Tuyển dụng đào tạo hiệu quả tại trung tâm BMG để nâng cao kỹ năng và mức lương của bạn

Ở đây, chúng ta không hề đồng nhất sự cầu tiến và sự tham lam, hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt với nhau. Kẻ tham lam chỉ thấy lợi ích trước mắt mà quên đi quyền lợi lâu dài, còn người cầu tiến là người dùng sự nỗ lực và phấn đấu của bản thân trong thời gian dài để đạt được một vị trí nhất định nào đó. Quay lại với vấn đề, vì sao người chọn một cuộc sống an nhàn không cầu tiến lại không hợp với vị trí của một nhà quản lý giỏi.

Thứ nhất, không cầu tiến sẽ không có động lực phấn đấu, làm việc gì cũng đạt mức tầm trung, không quá tệ nhưng lại chẳng thuộc diện xuất sắc. Thứ hai, người không cầu tiến chỉ thích an nhàn không thích hợp với môi trường cạnh tranh đào thải khắc nghiệt của các công ty hiện nay. Thứ ba, người không cầu tiến không biết cách phát huy điểm mạnh của mình để giúp ích cho công việc và cộng đồng, nếu bạn có thế mạnh nhưng lại không tìm cách để thế mạnh phát huy được vai trò của nó chẳng lại là một điều rất đáng tiếc hay sao, thậm chí nó sẽ còn biến bạn từ người sở hữu nhiều điểm mạnh trở thành kẻ thiệt thòi trong mắt mọi người.

Tinh thần ham học hỏi

Bất kỳ chúng ta ai cũng cần phải học, từ trẻ con đến người lớn, bạn đừng nghĩ rằng nhà quản lý chỉ cần đóng góp vào công việc mà không cần phải học bất kỳ điều gì. Người càng thành công thì phải càng đọc nhiều, học nhiều hơn người khác. Tinh thần ham học hỏi luôn là một phẩm chất tích cực góp phần tạo nên một nhà quản lý giỏi thật sự.

Nếu không có phẩm chất này, bạn sẽ trở thành một người làm việc bình thường mà không hề có sự phát triển nào về vị trí công việc. Sự dậm chân tại chỗ và suy nghĩ hài lòng với những gì mình đang có mà không cố gắng tìm tòi học hỏi những điều bổ ích và tích cực cho cuộc sống và công việc khiến giới hạn hiểu biết của bạn bị dừng chân tại chỗ.

Nhiều nhà quản lý giỏi thường là những bậc thầy về lĩnh vực nào đó trong kinh doanh và cuộc sống. Đó không phải là năng khiếu ngẫu nhiên hay khả năng đặc biệt nào đó của họ mà tất cả đều là do sự chăm chỉ và nỗ lực để khám phá bản thân từ những bài học mà họ đã kiên trì đúc kết được.

Sự bản lĩnh

Nhắc đến hai từ “thương trường” hầu hết mọi người kinh doanh đều nghĩ đó chính là một sân chơi mạo hiểm dành cho những người có bản lĩnh thật sự. Nếu bạn không đủ bản lĩnh chắc chắn bạn không thể làm chủ cuộc chơi và bắt buộc bạn phải rút lui ngay từ những ngày đầu tiên. Đối với một nhà quản lý, có thể họ không trực tiếp đấu trí trên thương trường như các nhà quản trị công ty. Tuy nhiên, họ chính là người đứng đằng sau thành công của nhà quản trị đó, giúp họ xúc tiến và phát triển công việc một cách hiệu quả.

Sự bản lĩnh ở một nhà quản lý giỏi đó chính là tinh thần kiên cường đứng vững trước những khó khăn thách thức xảy đến với doanh nghiệp. Họ sẽ là người thay mặt các nhà quản trị để sắp xếp những công việc quan trọng và trấn an tinh thần của những nhân viên trong công ty để họ có thể an tâm làm việc và cùng nhau đồng lòng vượt qua khó khăn thách thức.

Nếu không có một bản lĩnh làm việc thật sự, bạn sẽ không có cách nào để có thể vượt qua được những khó khăn chia rẽ nội bộ, mâu thuẫn trong công việc. Vì vậy, sự bản lĩnh là một trong những phẩm chất nhất định phải có của một nhà quản lý giỏi.

Tính nhẫn nại

Tính nhẫn nại hay kiên nhẫn là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ dành riêng cho nhà quản lý mà nó còn hướng đến tất cả mọi người trong cuộc sống. Sự thật, chúng ta đang sống trong một xã hội quay cuồng với sự xô bồ và tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt, buộc con người phải sống vội để chạy kịp thời đại. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc vì lý do vội vàng nên chúng ta làm gì cũng trở nên hấp tấp và thiếu chính xác.

Sự chính xác và cẩn trọng trong từng vấn đề công việc buộc người quản lý phải có tính nhẫn nại cần thiết. Bởi vì, nếu không kiên trì nhẫn nại sẽ không tìm nhìn thấy được những vấn đề thiết sót, những lỗ hổng chưa được chỉnh sửa…Sự kiên trì nhẫn nại trong mọi vấn đề không phải chỉ rèn luyện một thời gian đã có được, nếu bạn là người nóng tính, thiếu kiên nhẫn và không thích chờ đợi, chắc chắn bạn không đủ tố chất để trở thành nhà quản lý giỏi.

Sự đồng cảm và thấu hiểu cảm xúc nhất định

Chúng ta đều biết, trong công việc luôn có những nguyên tắc nhất định để tạo nên sự chuẩn mực cho một tập thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào áp dụng nguyên tắc vào công việc sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực. Vì hơn hết, yếu tố cảm xúc lúc nào cũng có tác động rất lớn đối với mỗi con người.

Nếu trên cương vị của một nhà quản lý, bạn luôn áp dụng những nguyên tắc vào những tình huống cứng nhắc sẽ khiến cho nhân viên cấp dưới cảm thấy ngột ngạt và không thể nào tập trung hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Đây chính là cách đối nhân xử thế làm thế nào để thuyết phục được những nhân viên của bạn không chỉ tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của bạn, mà họ còn phải tin rằng mình được làm việc với một người quản lý luôn biết lắng nghe và thấu hiểu cho nhân viên.

Sự đồng hành

Trong cuộc sống cũng như công việc nếu may mắn tìm kiếm được một người đồng hành đáng tin cậy, thật sự là một trong những điều may mắn rất lớn cho mỗi chúng ta. Đối với những nhân viên, vai trò của người quản lý không chỉ là sếp mà còn là người đồng hành đáng tin cậy. Nhà quản lý sẽ là người hỗ trợ họ và định hướng cho họ những công việc với mục tiêu phát triển rõ ràng nhất giúp họ hoàn thành tốt công việc.

Đối với các đại diện quản lý doanh nghiệp, một nhà quản lý giỏi và có thực lực thật sự là người bạn tốt để cùng họ vượt qua những khó khăn trên thương trường. Bất kỳ chúng ta, ai cũng mong muốn sẽ có một người bạn đồng hành đích thực, không phải để họ đi cùng chúng ta những lúc khó khăn, mà khi đạt được những thành công nhất định sẽ có họ kề bên làm động lực để cả hai cùng phấn đấu.

Một nhà quản lý giỏi thật sự luôn hoàn thành tốt vai trò là một người bạn đồng hành đáng tin tưởng của bất kỳ ai dù là nhân viên cấp dưới, hay là những ban lãnh đạo cấp trên.

Trên đây, là tất cả những thông tin cần thiết về quy trình tuyển dụng nhân sự thông qua các website mà các nhà tuyển dụng thường xuyên thực hiện để tìm được những ứng viên thích hợp. Song song đó, bài viết cũng đề cập những thông tin cần thiết để giúp những ai đang mong muốn trở thành nhà quản lý giỏi trong tương lai có thể hiểu thêm công việc của một nhà quản lý và trau dồi những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà quản lý giỏi.

Hy vọng bài viết này đã trả lời cho bạn biết được “Nhà quản lý giỏi cần những phẩm chất gì? Từ đó có thể tạo thêm động lực để bạn hoàn thiện ước mơ của mình trong tương lai.

Chúc bạn thành công!

Too big to fail là gì? Những hệ lụy khó lường từ việc sụp đổ của một doanh nghiệp

Too big to fail là gì? Đây là một thuật ngữ không mấy thông dụng trong đời sống. Nó liên quan nhiều đến những yếu tố kinh tế hơn. Ngay từ tên gọi, vấn đề cụ thể mà thuật ngữ này muốn nói đến, quy mô và tính chất của nó chắc chắn rất lớn. Điều này đã được nhìn nhận, thông qua những tính từ được xuất hiện trong thuật ngữ trên.

Chắc chắn phần lớn những người đọc, đang tìm kiếm từ khóa này cũng đã hình dung khách quan về quy mô của nó. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Too big to fail là gì? Chủ đề chính trong bài viết hôm nay, sẽ hướng đến việc phân tích những khái niệm, khía cạnh thực tế và ví dụ điển hình về những hệ lụy mà Too Big To Fail mang đến trong nội dung sau đây:

Khái niệm về Too big to fail

Quá lớn để sụp đổ,là ý nghĩa mà Too big to fail mang lại. Nói đúng hơn, thuật ngữ này được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực kinh tế. Too big to fail cũng là cách nói thông dụng, xuất phát từ giả thuyết cho rằng một số những công ty sẽ gây ra những tác hại lớn đến toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nếu như những công ty này, rơi vào trường hợp phá sản.

Tính chất của thuật ngữ Too big to fail

Quá lớn để sụp đổ là thuật ngữ, nhằm mô tả lại khái niệm chính phủ sẽ can thiệp vào những tình huống hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những trường hợp, việc phá sản của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và dẫn đến việc sụp đổ. Hệ lụy mà nó tạo ra, cho nền kinh tế quốc gia nói chung là rất lớn. Thậm chí, sự phá sản của một doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra một thảm họa đối với toàn bộ nền kinh tế.

Hiệu ứng từ việc phá sản hoặc thất bại trong kinh doanh, sẽ tạo nên một hiệu ứng lan truyền thảm khốc tác động toàn bộ nền kinh tế. Chính sự sụp đổ này, có thể xảy ra nhiều vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chính phủ, người lao động và rất nhiều hệ lụy khác.

Trong vấn đề này, chính phủ bắt buộc phải so sánh mức phí của một gói hỗ trợ cần thiết. Việc cứu trợ chi phí để khôi phục nền kinh tế, cần một ngân sách không hề nhỏ. Điều này cần một sự suy xét và cân nhắc cẩn thận, nếu không sẽ tác động sâu thêm vào khủng hoảng kéo dài và trầm trọng hơn.

Ví dụ điển hình nhất Too big to fail

Những ngân hàng lớn trên thế giới hiện nay, thường lo ngại vấn đề khủng hoảng theo hướng Too big to fail tái diễn. Một trong những ví dụ điển hình nhất cho Too big to fail chính là việc khủng hoảng tài chính diễn ra năm 2008. Đây là cuộc khủng hoảng diễn ra trên toàn cầu, nó ảnh hưởng lớn đến ngân hàng trên thế giới, với sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp lớn.

Cuộc khủng hoảng tài chính, diễn ra vào năm 2008 được đánh giá là khủng hoảng toàn cầu. Từ đó, các nhà làm luật trên thế giới đã đưa ra những cải cách lớn, đưa ra những quy định mới tập trung vào các ngân hàng quá lớn để sụp đổ.

Trong đó, quy định ngân hàng toàn cầu chủ yếu được lãnh đạo bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Tài chính. Đồng thời cũng có sự kết hợp với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng. Một số những công ty đa quốc gia, được coi là định chế tài chính quan trọng thuộc hệ thống toàn cầu là: Mizuho, BNP Paribas, Deutsche Bank, ngân hàng Trung Quốc,…

Cáᴄ tổ ᴄhứᴄ tài ᴄhính dễ dẫn đến tình trạng quá lớn để ᴄó thể ѕụp đổ

Quá lớn để sụp đổ thường tồn tại ở những nhóm doanh nghiệp nhất định, không phải là toàn bộ doanh nghiệp. Ví dụ như những ngân hàng lớn, đây là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng với nền kinh tế.

Nếu nó sụp đổ sẽ dẫn đến những thảm họa lớn đến nền kinh tế, dẫn đến sự sụp đổ của rất nhiều những doanh nghiệp khác. Hệ quả có thể dẫn đến việc sụp đổ kéo theo làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Nó gây ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý, khủng hoảng nhân công, nợ xấu,…

Too big to fail gây ảnh hưởng tiêu cực ra sao?

Xét về tổng thể, việc phá sản của doanh nghiệp lớn gây ra những tác động lớn như sau:

Về mặt kinh tế:

 Một doanh nghiệp càng lớn, khi tham gia vào quá trình lao động ảnh hưởng tiêu cực ngành nghề càng tăng. Việc ảnh hưởng dẫn đến phá sản ngày càng sâu rộng. Kéo theo đó, là hiệu ứng domino phá sản di chuyển.

Về mặt xã hội:

 Phá sản doanh nghiệp để lại hậu quả nghiêm trọng, nó làm tăng số lượng thất nghiệp. Tạo nên sức ép vấn đề thất nghiệp ngày càng lớn, làm nảy sinh các tệ nạn xã hội. Nguy hiểm nhất là làm nảy sinh các hình thức phạm tội.

Về mặt chính trị:

Hình thức phá sản dây chuyền, dẫn đến khủng hoảng kinh tế, thậm chí là việc dẫn đến suy thoái. Đây có thể là nguyên nhân điển hình nhất, dẫn đến suy thoái và khủng hoảng sâu sắc về chính trị.

Xét về 3 hệ lụy trên, chúng ta có thể thấy việc phá sản theo hình thức Too big to fail dẫn đến rất nhiều những mối lo ngại lớn. Để hạn chế được những tác động tiêu cực nhất xảy ra, bản thân doanh nghiệp cũng như và chính phủ cần có những biện pháp ngăn chặn bằng cách đưa ra những định hướng kích cầu, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Hy vọng thông qua những nội dung này, bạn đã có thể hiểu thêm về Too big to fail là gì?

Hồ điều hòa Tiếng Anh là gì? Hồ điều hòa có thật sự cần thiết hiện nay?

Hồ điều hòa Tiếng Anh là gì? Những từ ngữ liên quan đến yếu tố kỹ thuật hay môi trường thường không được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Điều này, phần nào tạo nên những hạn chế nhất định. Điều đó, khiến chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn khi nghiên cứu sửa chữa những thiết bị có liên quan đến hồ điều hòa.

Vì vậy, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ tổng hợp một số những thông tin từ vựng cần thiết. Hy vọng có thể giúp bạn hiểu được hồ điều hòa Tiếng Anh là gì? Thông qua đó, bạn có thể vận dụng được thông tin này để phục vụ cho mục đích tìm kiếm, tra cứu tài liệu liên quan đến những vấn đề kỹ thuật, công trình cần thiết.  

Hồ điều hòa trong Tiếng Anh là gì?

Hồ điều hòa là một danh từ, với tên gọi tiếng Anh là Detention Basin. Hồ điều hòa là một dạng công trình với nhiệm vụ điều tiết lưu lượng của dòng chảy nước mưa tự nhiên. Nó có thể chống được tình trạng ngập úng, góp phần giảm thiểu chi phí xây dựng và thúc đẩy việc quản lý hệ thống thoát nước hiệu quả hơn.

Ngoài ra, hồ điều hòa còn có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng nước, phục vụ công tác tưới tiêu. Với một đất nước chuyên sản xuất nông nghiệp như Việt Nam chúng ta, hệ thống cấp thoát nước và điều chỉnh lưu lượng nước đóng vai trò rất quan trọng. Nó không chỉ góp phần, đảm bảo được hệ thống cấp nước phục vụ tưới tiêu trồng trọt. Hơn hết, hồ điều hòa còn mang lại nhiều công dụng bảo vệ môi trường sống.

Vận hành hồ điều hòa có khó không?

Hầu hết những hồ điều hòa hiện nay đều được vận hành khá kỳ công. Nó hoạt động bằng cách liên kết trực tiếp với hệ thống tưới tiêu, thông qua đường ống hoặc kênh dẫn. Vì không có cống điều tiết, nên lưu lượng dòng chảy trực tiếp ra khỏi hồ tự nhiên khó được kiểm soát.

Việc vận hành hệ thống hồ phải thông qua vận hành hệ thống tiêu, không thể tiến hành vận hành đơn lẻ từng hồ trong hệ thống. Trên thực tế nhóm hồ thượng lưu có khả năng điều tiết với lượng nước lớn nhưng phát huy tác dụng kém do nằm ở địa hình cao, diện tích phụ trách nhỏ hơn nhiều so với khả năng của hồ.

Những hồ điều hòa nằm ở vị trí trung lưu, sẽ có tác dụng tốt hơn về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia nhận định, thực tế những hồ trung lưu do bị bồi lắng nhiều hơn. Cho nên những công trình này, nối tiếp giữa hồ và hệ thống kênh không được tốt dẫn đến tình trạng không phát huy được hết khả năng hoạt động.

Hồ điều hòa có thật sự cần thiết hiện nay hay không?

Câu trả lời lad chắc chắn cần thiết, vì nó là một trong những công trình vô cùng cần thiết cho hệ thống tưới tiêu hoạt động nông nghiệp tại Việt Nam. Thậm chí ngay cả những khu dân cư hay đô thị lớn, cũng cần có hồ điều hòa để phục vụ cho việc sinh hoạt.

Không phải ngẫu nhiên, mà phần lớn những nhà đầu tư đều bỏ số tiền lớn để hỗ trợ xây dựng hồ điều hòa. Thực tế hồ điều hòa mang lại giá trị không hề nhỏ, nó không chỉ hỗ trợ vấn đề sinh thái nói chung. Hồ điều hòa còn đóng góp cho việc tăng chất lượng đời sống, sinh hoạt tại những khu đô thị lớn. Ngoài ra, hồ điều hòa còn mang đến những công dụng nào khác hay không?

Lợi ích cảnh quan, điều hòa không khí

Hồ điều hòa góp phần mang đến bầu không khí trong lành và mát mẻ hơn. Nhờ đó, mà cuộc sống con người cũng trở nên khỏe mạnh, khi được sống trong môi trường trong lành ít bụi bẩn. Bởi vì hồ điều hòa mang đến khả năng hút bụi vô cùng mạnh, nó thanh lọc bầu không khí để bảo vệ lá phổi chúng ta.

Mang lại mỹ quan cho môi trường sống và phong thủy

Hồ điều hòa được xây dựng, không chỉ đảm bảo không khí trong lành hơn. Nó còn mang đến cảnh quan thú vị, giúp chúng ta ngắm được những làn nước trong xanh hút tầm mắt. Nói chung hồ điều hòa cũng là một cảnh quan, góp phần tôn thêm vẻ đẳng cấp cho môi trường sống con người.

Yếu tố phong thủy, hồ điều hòa được nhận định mang đến sự thịnh vượng cho vùng đất dân cư sinh sống. Ở nhiều công trình đô thị lớn, những chuyên gia bán bất động sản thường nhấn mạnh yếu tố này với khách hàng. Vì những địa điểm chung cư, căn hộ chất lượng người ở chú trọng sự thịnh vượng, phong thủy tốt. Cho nên khi có hồ điều hòa, người ở sẽ ưa chuộng hơn vì đơn giản có yếu tố phong thủy trong đó sẽ hỗ trợ vấn đề may mắn và tài lộc rất nhiều.

Điều tiết nước và chống hỏa hoạn

Hồ điều hòa còn mang đến công dụng điều tiết nước và chống hỏa hoạn. Nhất là ở những thành phố lớn, việc ngập úng do mưa nhiều luôn là vấn đề bất tiện nhất với người dân. Khi xây dựng hồ điều hòa, hệ thống dòng chảy sẽ được xử lý nhanh chóng. Đồng thời, nó cũng giúp đảm bảo được nguồn nước cần thiết để xử lý hỏa hoạn lắp vào hệ thống nước tự động.

Như vậy, thông qua những thông tin cơ bản chúng tôi đã trình bày. Hy vọng, bạn có thể hiểu thêm cho mình những kiến thức cần thiết. Đầu tiên là trả lời được thắc mắc hồ điều hòa Tiếng Anh là gì? Sau đó, bạn có thể nắm được thêm vấn đề hoạt động, cũng như những lợi ích thiết thực về việc xây dựng hồ điều hòa hiện nay đóng vai trò quan trọng như thế nào cuộc sống chúng ta.

Operating lease là gì? Thuê vận hành cần lưu ý vấn đề gì?

Operating lease là gì? Nhiều người vẫn còn khá mơ hồ, về việc sử dụng thuế vận hành hiện nay. Đặc biệt là trong trường hợp, người sử dụng vẫn chưa có nhiều điều kiện để tiếp xúc với môi trường liên quan đến tài chính, ngân hàng. Họ sẽ không thể nắm rõ được những yếu tố cần thiết để thực hiện thủ tục cho việc thuê vận hành tối ưu nhất.

Vì vậy, trong chủ đề chính bài viết hôm nay. Chúng tôi sẽ dành thời gian để cung cấp những thông tin liên quan đến thuật ngữ Operating lease là gì? Hy vọng rằng, sau khi đọc qua bài viết bạn đã có thể hiểu hơn về những nội dung liên quan đến thuật ngữ này. Từ đó, góp phần gia tăng nguồn thông tin kiến thức cho cá nhân và thực hiện tốt những hoạt động liên quan thuê ngắn hạn tài sản.

Khái niệm Operating lease

Operating lease còn được hiểu với ý nghĩa phổ biến nhất là thuê vận hành. Đây là một trong những hình thức thuê ngắn hạn tài sản, được nhiều người áp dụng hiện nay. Trong đó, chúng ta có thể hiểu rằng, thuê tài sản là hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên đóng vai trò là người thuê và người cho thuê.

Người thuê được quyền sử dụng tài sản đã thuê trong một khoảng thời gian nhất định. Và dĩ nhiên họ phải trả cho người cho thuê, một khoảng tiền tương ứng với thời hạn đã cho thuê. Kèm theo đó, là những quy định ràng buộc nhất định giữa hai bên theo kỳ hạn định trước. Thuê vận hành cũng nằm trong việc nội dung chung của việc thuê tài sản. 

Hình thức thuê vận hành, được xem là loại hợp đồng để thuê chấp hành chủ yếu. Tài sản trong việc thuê vận hàng không được ghi chép vào bảng cân đối kế toán của đơn vị thuê. Thuê vận hành không được xem như một phương án hợp lý để tài trợ cho việc mua tài sản trong tương lai.

Tính chất của việc thuê vận hành là gì?

Thuê vận hành có những đặc trưng nổi bật, người sử dụng phương thức thuê này cần lựa chọn cho mình những yếu tố thuê phù hợp. Thông qua những tính chất cụ thể sau đây:

Thời gian cho thuê vận hành khá ngắn. Đây là một trong những điều quan trọng nhất, để người thuê cân nhắc xem có nên thuê theo hình thức này hay không. So với thời gian sử dụng hữu ích, tức là tuổi thọ kinh tế của một tài sản nhất định, khoảng thời gian thực hiện thuế vận hành có thể nhận định là ngắn hơn rất nhiều.

Trong đó, người cho thuê phải đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề bảo trì, bảo hiểm nhất định. Điều này, sẽ giúp đôi bên hợp tác thuận lợi hơn tránh đi những thiệt hại và rủi ro về mặt tài sản khi cho thuê. Tuy nhiên, trong đó người cho thuê sẽ được hưởng tiền thuê, cũng như những quyền lợi cơ bản nhất nhờ vào quyền sở hữu tài sản mang lại. Ví dụ như việc người cho thuê có thể hưởng được ưu đãi và giảm giá thuế nhiều hơn.

Trong hợp đồng ký kết về việc thuê vận hành, thông thường sẽ có những điều khoản đưa ra về vấn đề hủy ngang hợp đồng. Người thuê hoàn toàn có thể thực hiện được những điều đó và trả lại tài sản trước khi ngày thuê hết hạn. Tuy nhiên, để thực hiện việc đơn phương chấm dứt hợp đồng này, người thuê cần thông báo thời gian đến với người cho thuê qua một thông báo cụ thể.

Khi kết thúc thời hạn cho thuê, bên cho thuê được toàn quyền quyết định việc sử dụng tài sản của mình. Họ có nhiều sự lựa chọn, ví dụ như nhượng bán, cho người khác thuê hoặc kéo dài hợp đồng nếu như cảm thấy nhận được nhiều lợi ích. Trong đó, với hình thức thuê vận hành, số tiền cho thuê mỗi lần sẽ thấp hơn giá trị tài sản thuê. Nguyên nhân chính là do thời hạn thuê, ngắn hơn so với phương thức thuê khác.

Phân biệt giữa cho thuê tài chính (Vốn) và Cho thuê vận hành

Thuê tài chính (Vốn) và Cho thuê vận hành thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, trên thực tế hai hình thức cho thuê này lại khác nhau hoàn toàn. Dưới đây, là những khác biệt giữa thuê tài chính và thuê vận hành chúng ta nên phân định rõ: 

Về tính chất cho thuê:

 Với hợp đồng cho thuê, phần rủi ro thường sẽ được chuyển giao và tiến hành chuyển nhượng cho một tài sản. Nó còn được gọi là cho thuê tài chính hay cho thuê vốn. Với cho thuê vận hành, hợp đồng cho thuê và cả rủi ro, phần thưởng không được chuyển giao cùng với tài sản chuyển nhượng

Tính linh hoạt:

Cho thuê tài chính, là hình thức cho vay, người cho thuê đóng vai trò là nhà tài chính. Thuê tài chính mang tính dài hạn và bao gồm phần tối đa vòng đời tài sản. Thuê vận hành, thời gian cho thuê rút ngắn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, thuê vận hành tính linh hoạt hơn so với thuê tài chính.

Trong hợp đồng thuê tài chính, quyền sở hữu của tài sản sẽ được chuyển giao khi bên thuê kết thúc thời hạn thuê. Bằng cách trả tiền danh nghĩa tương ứng với giá trị thị trường tài sản. Ngược lại cho thuê vận hành không có sự tùy chọn như vậy.

Tính rủi ro:

Cho thuê tài chính phần chịu rủi ro bên thuê có phần chi tiết khá lỗi thời hơn. Còn thuê vận hành bên thuê không chịu được rủi ro như vậy. Mọi chi phí sửa chữa và bảo trì cho thuê phải chịu nhiều hơn. Thế nhưng, phần chi phí sửa chữa và bảo trì sẽ do bên thuê vận hành thực hiện.

Như vậy, thông qua những so sánh đánh giá cụ thể mà chúng tôi đã phân tích trong bài viết này. Hy vọng, bạn đã có thể bỏ túi cho mình những thông tin cần thiết nhất về vấn đề thuê vận hành Operating lease là gì nhé!

GNH là gì? Thuật ngữ GNH ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống chúng ta?

GNH là gì? Thuật ngữ liên quan đến GNH hiện nay đa phần vẫn khiến nhiều người nhầm lẫn. Thậm chí khi hỏi đến ý nghĩa GNH, mọi người thường hiểu nhầm là GDP hơn. Điều đó cho thấy, những thuật ngữ mang tính chuyên ngành như thế này, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của nó. Điều đó, phần nào cho thấy chúng ta vẫn còn khá thờ ơ với việc tiếp xúc và trau dồi những kiến thức cuộc sống xã hội hiện nay.

Để tránh tình trạng nhầm lẫn, khi sử dụng những thuật ngữ tương tự nhau về chữ cái viết tắt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những thông tin chia sẻ cụ thể đến bạn về thuật ngữ GNH là gì? Hy vọng, có thể mang đến cho bạn phần nào những kiến thức cũng như thông tin cần thiết. Từ đó hỗ trợ bản thân nhiều hơn trong việc nâng cao nguồn tri thức hiểu biết của mình.

Khái niệm về GNH là gì?

GNH được viết tắt từ tên tiếng Anh là Gross National Happiness, thuật ngữ được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là tổng hạnh phúc quốc gia. GNH được giới thiệu lần đầu tiên đến công chúng vào năm 1970, được xem như một sự thay thế cho GDP (Tổng sản phẩm quốc nội). Thuật ngữ GNH, nói ngắn gọn chính là thước đo tiến bộ kinh tế và đạo đức của một quốc gia.

Khái niệm về GNH hạnh phúc quốc gia, được Quốc vương Bhutan giới thiệu đến thế giới. Từ đó, chúng ta có khái niệm liên quan đến chỉ số đo lường hạnh phúc và đạo đức cụ thể. Thay vì, định lượng giá trị hạnh phúc thông qua các biện pháp kinh tế. Tổng hạnh phúc quốc gia, sẽ được tính dựa trên sự kết hợp của yếu tố phát triển và những yếu tố chất lượng khác trong cuộc sống con người.

Giải thích ý nghĩa cụ thể khái niệm này, cho những ai còn khá mơ hồ về GNH hiện nay. Bạn có thể hiểu rằng ngoài nhu cầu đánh giá mức độ phát triển, của một quốc giá dựa trên những yếu tố mang tính vật chất cụ thể. Chúng ta cũng cần đến, một thước đo đánh giá hạnh phúc của con người sinh sống tại đất nước đó.

Vấn đề này, cũng giống như tính chất tham chiếu trực tiếp vào chỉ số GDP. Có nhiều kỹ thuật đo lường khác nhau, trong số đó sử dụng rộng rãi nhất hệ thứ hai GNH thông qua việc sử dụng metrics Bảy chỉ số kinh tế, môi trường, thể chất, tâm lý, nơi làm việc, nơi chăm sóc sức khỏe,… Tất cả điều này được thu thập hỗn hợp, thông qua nghiên cứu định lượng và định tính.

Nguồn gốc ra đời và cột mốc hình thành tổng hạnh phúc quốc gia

Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) ra đời có nguồn gốc xuất phát từ dãy núi Himalaya, Bhutan. Trong đó, bộ luật hợp pháp đầu tiên của vương quốc này, đã được viết vào thời điểm 1729. Trong nội dung đã nêu ra một tuyên bố rằng: “Nếu như chính phủ không thể tạo ra hạnh phúc cho người dân đang sinh sống tại đất nước của họ, thì sẽ không có mục đích nào cho chính phủ được thực hiện”

Khi đó, vị vua Jigme Singye Wangchuck đã phát biểu với Thời báo Tài chính khi phỏng vấn. Ông cho rằng “Hạnh phúc của một quốc gia thật sự cần thiết hơn nhiều so với tổng sản phẩm quốc nội”. Điều này đã được nhiều học giả bất ngờ nghiêm túc suy nghĩ và nghiên cứu nhiều hơn về chỉ số hạnh phúc.

Từ đó GNH đã dần hình thành và phát triển, sau đó từng bước hoàn thiện theo sự phát triển của thời đại. Và cho đến hiện nay, nó đã được minh chứng khoa học và xem là một thước đo cho sự phát triển kinh tế và đạo đức của một quốc gia.

Từ năm 1998, chính phủ Bhutan đã thành lập một trung tâm để Nghiên cứu về Bhutan và Tổng hạnh phúc quốc gia (CBSGNH). Mục đích thành lập viện chính là để phát triển một só GNH và các chính sách khác để chính phủ có thể cân nhắc, đưa ra những quyết định chính sách công của mình.

Hiến pháp năm 2008, cũng đã quy định về việc lập pháp xem xét tính đến điều khoản luật mới. Trong đó, có việc đưa ra những nền tảng cho hạnh phúc để thực hiện tốt 9 lĩnh vực GNH như: Phúc lợi tâm lý, nguồn quản trị, sức khỏe cho cộng đồng, đa dạng về văn hóa, sử dụng thời gian và khả năng phục hồi sinh thái,…

Việt Nam xếp hạng thứ mấy trong danh sách hạnh phúc thế giới hiện nay?

Cũng tùy thuộc vào mục đích và phương pháp để khảo sát cần có. Trong đó, danh sách xếp hạng của nhiều nước trên thế giới hiện nay, theo tạp chí Forbes đã đưa ra công bố về danh sách những quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.

Thông qua việc nghiên cứu đặt câu hỏi cho người dân sinh sống 155 quốc gia và những vùng lãnh thổ, từ năm 2005 đến 2009. Xếp hạng câu hỏi theo thang điểm từ 1 đến 10, về những câu hỏi liên quan đến trải nghiệm trong ngày. Cho thấy kết quả Việt Nam đứng thứ 96 trên 155 quốc gia được xếp hạng.

Nhìn chung tỷ số GNH đưa ra những đóng góp đáng kể về vấn đề đo lường phúc lợi cho con người. Tuy nhiên, hiện nay nó cũng vấp phải nhiều suy luận trái chiều, nhận về không ít sự đồng thuận. Nhất là liên quan đến những vấn đề về phúc lợi, cũng như việc xác định ranh giới “Vừa và đủ” trong việc cân đo hạnh phúc và vấn đề đạo đức nói chung.

GNH ảnh hưởng gì đến cuộc sống chúng ta?

Nhìn chung, GNH (Tổng chỉ số hạnh phúc quốc gia) không mang đến những vấn đề bất cập cho con người. Tuy nhiên, chúng ta cần biết để hiểu thêm về vấn đề này. Qua đó, xác định được đất nước mà chúng ta đang sinh sống, Chính Phủ đã mang đến cho chúng ta những điều gì?

Những lợi ích mà chúng ta nhận được, liệu có thật sự mang đến sự hạnh phúc cho chúng ta hay không? Nếu như những điều Chính Phủ thực hiện làm giảm đi những phúc lợi, quyền lợi mà chúng ta được hưởng thì sao? 

Những điều này đều góp phần, giúp bạn cân nhắc xem bạn đang sống ở một quốc gia xứng đáng hay không? Quyền lợi của bản thân bạn và gia đình là điều rất quan trọng, khi sinh sống tại một đất nước. Nó quyết định đến mức độ hạnh phúc và những giá trị đạo đức mà bạn đang xây dựng mỗi ngày.

Trên đây, là những vấn đề liên quan đến khái niệm GNH là gì? Hy vọng những kiến thức chúng tôi mang đến, đã phần nào có thể giải đáp được những thắc mắc của bạn về thuật ngữ tổng hạnh phúc quốc gia hiện nay. Mong là, bạn sẽ có dịp vận dụng kiến thức này vào những công việc khác nhau, để mang đến lợi ích cho bản thân mình. 

Nhà bán lẻ là gì? Trở thành nhà bán lẻ liệu có phải là lựa chọn đúng đắn?

Nhà bán lẻ là gì? Chúng ta thường nghe nhiều đến công việc bán lẻ, trở thành nhà phân phối hay đại lý kinh doanh thương hiệu sản phẩm nào đó. Tuy nhiên, bạn nên phân định rõ những công việc này với nhau. Những hình thức kinh doanh này dù khá phổ biến, nhưng trên thực tế mỗi hình thức đều có vai trò và chức năng khác nhau.

Bản thân chúng ta khi quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào cũng cần phải hiểu rõ được, tính chất của công việc đó như thế nào? Đây chính là bí quyết để bạn định hướng đúng phương pháp kinh doanh thành công và tránh được những rủi ro không cần thiết. Đối với lựa chọn trở thành nhà bán lẻ cũng vậy. Để hoàn thành tốt vai trò công việc này, trước tiên bạn cần hiểu rõ nhà bán lẻ là gì?

Công việc liên quan đến nhà bản lẻ

Nhà bán lẻ là gì?

Nhà bán lẻ được xem là mô hình kinh doanh, được nhiều người lựa chọn hiện nay. Nhà bán lẻ là cách kinh doanh, tuy nhiên hình thức này này là bán hàng thương mại tập trung vào những đối tượng có sức mua nhỏ. Ví dụ như cá nhân, người có nhu cầu mua theo thời điểm, hàng bán lẻ với số lượng ít.

Nói cách khác, bán lẻ là việc mua hàng hóa từ một nhà sản xuất, là những công ty lớn bán lại cho người tiêu dùng. Những đơn vị kinh doanh theo hình thức nhỏ lẻ, có quy mô không quá lớn nhưng cũng có sự chênh lệch nhất định. Chúng có thể là một cửa hàng nhỏ duy nhất hoặc nhiều tiệm liên kết với nhau, bao hàm những chi nhánh nhỏ lẻ để phát triển kinh doanh.

Vai trò và công việc nhà bán lẻ 

Nhà bán lẻ tuy có quy mô không lớn, hình thức và đối tượng kinh doanh không quá lớn. Thế nhưng, họ cũng đóng góp vai trò quan trọng để phát triển sản phẩm và tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Vai trò của nhà bán lẻ trong công việc này chính là:

Thực hiện việc tiếp thị và bán hàng

Đây là một trong những vai trò chính của hầu hết các nhà bán lẻ hiện nay. Việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng mở rộng hơn, nếu như nhà bán lẻ thực hiện việc phát triển thị trường tốt. Kéo theo đó, việc tăng trưởng doanh số cũng ngày càng khả thi hơn.

Tiếp cận người tiêu dùng nhanh chóng hơn

Các nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng, họ góp phần nhấn mạnh giá trị hàng hóa đến với người tiêu dùng tốt hơn. Điều này, có lẻ là điều khá hạn chế đối với doanh nghiệp cung cấp hiện nay. Bởi vì, người tiêu dùng thường tìm đến những nhà bán lẻ nhiều hơn, thay vì mua hàng trực tiếp từ đơn vị cung cấp khá mất nhiều thời gian. Nhờ vậy, mà giá trị hàng hóa cũng sẽ tăng cao hơn.

Đưa ra nhiều sự lựa chọn cho người dùng

Nhà bán lẻ đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn về mức giá cho người tiêu dùng. Đây là điều thể hiện rõ nhất bản chất của một nhà bán lẻ. Bán lẻ có nghĩa là ngụ ý chia nhỏ hàng hóa, thành những đơn vị nhỏ hơn để kích thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của người tiêu dùng. Nhờ vậy, mà nhà bán lẻ có thể cung cấp thêm nhiều lợi ích hơn cho nhà sản xuất và nhà phân phối.

Các mô hình bán nhỏ lẻ điển hình hiện nay

Bán lẻ được chia ra nhiều mô hình khác nhau. Mỗi một mô hình mang đến những lợi ích khác nhau, nhà bán lẻ sẽ có thể hình thức kinh doanh phù hợp điều kiện mà bản thân có thể phát triển tốt nhất:

Bán nhỏ lẻ thu tiền tập trung

Hình thức kinh doanh này tách rời với việc thu tiền và chuyển hàng cho người mua. Trong đó, có mỗi quầy hàng thực hiện công việc tính toán tiền thu được, thu tiền khách hàng, viết hóa đơn. Nhà bán lẻ chỉ đóng vai trò người bán, còn tất cả công việc khác sẽ chuyển đến quầy thu ngân và nhận hàng để giao cho nhân viên sale thực hiện.

Những công việc kiểm kê hàng hóa tồn ở quầy cho người bán lẻ phụ trách. Những hóa đơn tinh toán, tích kê khách hàng sẽ được chuyển về đơn vị cung cấp và chia phí sau với nhà bán lẻ.

Bán lẻ thu tiền trực tiếp

Mô hình này khá phổ biến, trong đó nhà bán lẻ sẽ làm công việc bán hàng trực tiếp để thu tiền khách hàng và giao hàng cho khách. Khi hết thời gian làm việc, nhân viên phụ trách bán hàng sẽ nộp tiền cho thủ quỹ. Cùng lúc đó, phải thực hiện việc kiểm kê hàng hóa, lập báo cáo bán hàng trong ngày.

Kinh doanh nhỏ lẻ

Hình thức bán lẻ này, phát triển theo hướng tự phục vụ nhiều hơn. Khi đó, người tiêu dùng sẽ tự lấy hàng hóa, thanh toán tiền hàng và trả tiền hàng. Nhân viên làm công việc thu tiền kiểm hàng, lập hóa đơn và thu tiền hàng của khách. Khi đó, nhân viên sale sẽ có trách nhiệm hướng dẫn để người tiêu dùng hiểu rõ cách sử dụng hàng hóa.

Bán trả góp

Hình thức bán lẻ này mới chỉ được áp dụng gần đây, người mua chỉ cần chọn sản phẩm và thanh toán một khoảng nhất định. Với công ty, doanh nghiệp lớn áp dụng hình thức bán lẻ trả góp thế này là phương hướng kinh doanh hiệu quả. Nó giúp người mua có thêm cơ hội sở hữu sản phẩm mình yêu thích. Đồng thời khuyến khích hành vi mua hàng của người dùng nhiều hơn, mang lại doanh thu cho nhà bán lẻ.

Bán hàng tự động

Toàn bộ quá trình bán lẻ sẽ được giao dịch, trên các sàn thương mại điện tử chủ yếu. Việc sử dụng 1 hoặc nhiều sản phẩm cho phép người mua có thể sử dụng sản phẩm mọi nơi. Đây là hình thức kinh doanh theo hướng bản lẻ mới hình thành. Thế nhưng, nó nhận được nhiều sự yêu thích hơn, vì tính nhanh gọn và tiết kiệm thời gian.

Gửi đại lý bán

Hình thức này còn được gọi là ký gửi hàng hoá, đây là hình thức kinh doanh theo hướng hưởng hoa hồng. Các doanh nghiệp sẽ giao hàng đến những cơ sở bán lẻ, để phân phối cho đơn vị bán. Bên nhận hàng đóng vai trò là đại lý, nếu việc kinh doanh tốt sẽ được hưởng thêm nhiều hoa hồng. Số hàng hóa khi được ký gửi bán tại những cơ sở này, cần phải có thỏa thuận trước khi hợp tác để tránh rủi ro tồn hàng, hư hàng, hàng bị quá hạn không bán được.

Nhà bán lẻ là gì? Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã giới thiệu đến bạn, một số những phương thức mô hình hoạt động bán lẻ tại thị trường Việt Nam nói chung. Hy vọng, nếu như bạn đang ấp ủ dự định trở thành nhà bán lẻ, bạn sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp cho bản thân. 

Libor là gì? Có ý nghĩa ra sao trong lĩnh vực ngân hàng?

Libor được dùng trong  lĩnh vực ngân hàng với một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhưng không có quá nhiều người hiểu rõ tầm quan trọng của thuật ngữ này. Vậy Libor là gì? Được dùng để làm gì? Có lợi ích ra sao? Cùng tìm hiểu những câu hỏi này qua phần trình bày sau bạn nhé!

Libor là gì? Có ý nghĩa ra sao?

Libor là chữ cái viết tắt của cụm từ tiếng Anh London Interbank Offered Rate với nghĩa lãi suất liên ngân hàng Luân Đôn. Đây là loại lãi suất được tham khảo quan trọng của ngân hàng Luân Đôn, đóng vai trò là lãi suất chính được chấp nhận trên toàn cầu. Libor có tầm ảnh hưởng lớn đến các châu lục khác.

Libor cho biết chi phí vay giữa các ngân hàng, là cơ sở cho các khoản vay tiêu dùng ở các nước trên thế giới. Do vậy, lãi suất tác động đến người tiêu dùng cũng như các tổ chức tài chính. Trong đó, sản phẩm tín dụng bao gồm thẻ tín dụng, cho vay tiêu dùng, các khoản thế chấp sẽ dao động theo sự điều chỉnh của lãi suất dựa trên tỷ giá của liên ngân hàng.

Sự thay đổi tỷ giá giúp người tiêu dùng xác định mức độ dễ dàng đối với các khoản vay ngân hàng. Có nhiều sự lựa chọn sử dụng lãi suất, chẳng hạn như các khoản vay ngắn hạn. Theo đó chúng ta cần một mức lãi suất cân bằng, chính xác, tiêu chuẩn chung mà các ngân hàng tại mọi quốc gia sử dụng.

Một số loại tài sản tài chính mà lãi suất Libor được sử dụng như: Cho vay ngoại tệ, hợp đồng tương lai, trong thời gian ngắn, tiền gửi dài hạn, hoán đổi, trái phiếu có lãi suất, cho vay hợp vốn, các loại tiền tệ chính của thế giới, các khoản phải thu quá hạn.

Lãi suất Libor có đặc điểm ra sao?

Lãi suất liên ngân hàng Luân Đôn đã xuất hiện từ năm 1986, là tỷ giá phổ biến nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng quốc tế khác sẽ cung cấp các khoản vay cho nhau để cố gắng tránh cung vượt cầu. Libor là loại lãi suất thả nổi như một giải pháp cho phép các ngân hàng duy trì mức thanh khoản cần thiết.

Khoảng thời gian tỷ giá thay đổi là từ một ngày đến một năm và được dùng cho các loại tiền tệ phổ biến trên thế giới như: đô la Mỹ, euro, bảng Anh, yên Nhật, franc Thụy Sĩ… Tùy vào điều khoản và tiền tệ mà lãi suất khác nhau.

Việc lựa chọn ngân hàng để tính Libor cần dựa trên các tiêu chí như:

– Mức độ uy tín của ngân hàng.

– Mức độ hoạt động tín dụng của ngân hàng trên thị trường.

– Mức độ xếp hạng sự tín nhiệm của ngân hàng.

Trên thực tế, Libor là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực tín dụng quốc tế ở Châu Âu. Lãi suất được chỉ định hoàn toàn mở và dễ dàng tiếp cận ngay cả đối với những người không chuyên. Một số ngân hàng ở các quốc gia như Mỹ, Canada, Thụy Sĩ và các ngân hàng khác đều có nhu cầu thu hút tài sản tín dụng từ các ngân hàng vay theo lãi suất Libor bởi không có những rủi ro. Nhà nước không can thiệp tạo áp lực đối với khoản thuế liên tục hoặc các cơ quan quản lý tài chính.

Những lợi ích của lãi suất Libor

Lãi suất Libor có mức độ phổ biến được liên ngân hàng Luân Đôn cung cấp mang một số lợi thế quan trọng như sau:

– Có cơ chế giải quyết rõ ràng và đơn giản.

– Có thể sử dụng lâu dài.

– Chỉ tiêu chính cho vay liên ngân hàng.

– Về dự phòng không yêu cầu nghiêm ngặt.

– Được dùng trong nhiều loại sản phẩm của ngân hàng.

– Các thay đổi được giám sát trực tuyến.

– Nhiều thuật ngữ và nhiều các loại tiền tệ phổ biến được sử dụng.

– Các ngân hàng được quy định lãi suất lớn nhất.

Tuy nhiên, lãi suất Libor có thể tác động trực tiếp đến việc vay mượn của các đối tượng là những doanh nghiệp nhỏ, sinh viên, thẻ tín dụng. Theo đó nếu lãi suất ổn định và nền kinh tế khởi sắc thì tất cả đều có lợi. Trái lại, những bất ổn nhất là ở các nước phát triển, lãi suất có dấu hiệu biến động quá mức khiến các ngân hàng đi vay gặp khó khăn kéo theo những khó khăn cho người vay tiền ngân hàng. Nếu ngân hàng địa phương khan hiếm tiền mặt thì sẽ đưa mức phí cao hơn hoặc thậm chí không cho vay.

Libor là gì? Bài viết đã trả lời những vấn đề xoay quanh khái niệm này. Qua đây, hi vọng mỗi người đều có cái nhìn toàn diện khi tham gia vào lĩnh vực tín dụng tài chính. Hiểu hơn về tầm quan trọng của tỷ giá liên ngân hàng giúp chúng ta xác định được những thách thức và thuận lợi.

Bán chéo là gì? Bí quyết bán chéo hiệu quả

Để tạo ra doanh thu phát triển liên tục thì các doanh nghiệp buộc phải thực hiện việc bán chéo. Vậy bán chéo là gì? Lợi ích của việc bán chéo và các bước thực hiện hiệu quả ra sao? Câu trả lời sẽ được chia sẻ ngay trong bài viết sau.

Bán chéo là gì? Ý nghĩa của việc bán chéo

Bán chéo trong tiếng Anh là cross-selling. Đây là phương thức phổ biến được các doanh nghiệp áp dụng để tăng doanh thu bình quân trong một lần mua hàng của khách hàng. Cụ thể là ngoài những sản phẩm chính đã bán trước đó thì còn kèm theo các dịch vụ cộng thêm khác.

Một số ví dụ của hoạt động bán chéo:

– Khi bán một chiếc giường thì kèm theo 2 cái nệm, chăn, gối…

– Mua một chiếc điện thoại kèm theo cục sạc dự phòng.

– Mua máy ảnh kỹ thuật số kèm theo mua thẻ nhớ.

Bán chéo là một cách giúp xác định các sản phẩm liên quan và tạo ra những ưu đãi phù hợp cho khách hàng. Nhưng khi bán trực tiếp phải yêu cầu nhiều hơn về phương pháp đào tạo để tiếp cận có hiệu quả.

Mục tiêu cuối cùng của cả 2 trường hợp là kiếm được nhiều tiền cho công ty để tăng doanh thu, đồng thời phục vụ nhu cầu cần thiết cho khách hàng.

Ưu điểm và những hạn chế của việc bán chéo

  • Ưu điểm của hình thức bán chéo

– Bán chéo là hình thức giúp tăng doanh thu mà không cần nỗ lực.

– Giúp tăng sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

– Bán chéo có lợi cho cả doanh nghiệp và khách hàng.

– Quảng bá các sản phẩm bổ sung đến khách hàng, đồng thời giúp họ trải nghiệm hoàn hảo dịch vụ đã sử dụng.

  • Hạn chế của hình thức bán chéo

– Việc giới thiệu sản phẩm đi kèm có thể khiến khách hàng khó chịu.

– Phục vụ nhu cầu không cần thiết của khách hàng.

– Sử dụng sai phương pháp tiếp cận với khách hàng.

– Hình thức bán chéo hạn chế với một số phân khúc khách hàng bởi họ không thích và có thể trả lại sản phẩm.

Bí quyết giúp bán chéo hiệu quả

Mặc dù bán chéo là hình thức bán phụ đi kèm các sản phẩm chính nhưng để đạt hiệu quả thì các doanh nghiệp phải nắm vững 5 cách làm sau đây:

– Giới thiệu các phụ kiện và phiên bản nâng cấp: Điều đầu tiên mà doanh nghiệp cần biết là giới thiệu được các phụ kiện và phiên bản nâng cấp đến khách hàng. Bởi hầu hết các khách hàng có thể đang mắc các vấn đề về sản phẩm và họ cần giải pháp để giải quyết. Ví dụ khi khách hàng mua chiếc đồng hồ chạy bằng pin thì cần mua thêm pin để sử dụng.

– Tạo ra các gói sản phẩm: Các sản phẩm có tính năng bổ sung cho nhau thì doanh nghiệp có thể kết hợp lại để tạo thành gói sản phẩm tiện lợi và hấp dẫn hơn. Việc bán chéo sẽ diễn ra thuận lợi nếu như sự kết hợp này vô cùng cần thiết. Ví dụ khi mua chiếc điện thoại thì trọn gói có thể bao gồm các phụ kiện tai nghe, dây sạc… Trong đó, cần phải đưa ra mức giá hấp dẫn cho các sản phẩm này thì mới tạo cơ hội tăng doanh thu.

– Tư vấn những sản phẩm cùng tính năng nhưng được cải tiến: Doanh nghiệp có thể khuyến nghị khách hàng lựa chọn những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Ngoài việc đáp ứng những tính năng mà họ cần, chúng ta có thể tư vấn những sản phẩm được cải tiến có vài điểm khác biệt.

– Tặng thưởng cho khách hàng thường xuyên mua sản phẩm: Những món quà, phần thưởng khuyến khích sẽ kích thích hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Khi đó khách hàng sẽ mua thêm những sản phẩm để đủ điều kiện tặng các món quà xinh xắn.

– Áp dụng chiến dịch miễn phí vận chuyển: Doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức “miễn phí” vận chuyển để kích thích mua hàng, tăng giá trị đơn hàng mang lại hiệu quả bán chéo. Ví dụ khi khách hàng mua hàng có giá trị đơn hàng từ 500.000 đồng hoặc 1000.000 đồng sẽ được miễn phí vận chuyển.

Phần trình bày là những thông tin bổ ích của hình thức bán chéo, hi vọng mọi người có thể hiểu hơn bán chéo là gì. Đây là chiếc lược phát triển mà mỗi doanh nghiệp cần lên kế hoạch riêng để tạo sự thu hút cho khách hàng thì mới tăng doanh thu hiệu quả.

Truy thu thuế tiếng anh là gì? Những quy định của pháp luật cần biết

Chắc hẳn đối với nhiều người việc truy thu thuế còn khá xa lạ, nhất là truy thu thuế tiếng anh là gì. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như những vấn đề liên quan đến việc truy thu thuế thì chúng ta theo dõi bài viết sau nhé!

Truy thu thuế tiếng Anh là gì? Các cụm từ liên quan

Truy thu thuế trong tiếng Anh là Collect taxes arrears.

Các cụm từ liên quan đến việc truy thu thuế với nghĩa tiếng Anh như:

– Thu hồi thuế: Tax recovery.

– Thuế bị truy thu: Tax arrears.

Truy thu thuế thu nhập cá nhân: Collection of personal income tax arrears.

Truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp: Retrospective collection of corporate income tax.

Cơ quan quản lý thuế: Tax management department.

– Cơ quan hải quan: Customs office.

Truy thu thuế là hoạt động thể hiện thẩm quyền của nhà nước về việc thu thuế đối với đối tượng được yêu cầu nộp thuế, thực hiện các khoản thuế còn thiếu cho nhà nước.

Trong quá trình kê khai thuế có thể xảy ra hành vi gian dối, cụ thể là đối tượng chịu thuế kê khai sai sót chưa đủ cho nhà nước. Đây là việc làm trái với pháp luật do đối tượng cố ý không kê khai và nộp thuế cho cơ quan chức năng.

Khi thực hiện kiểm tra, nếu cơ quan chức năng phát hiện vấn đề này thì sẽ yêu cầu đối tượng nộp thuế phải chịu phần thuế còn thiếu thông qua các quyết định hành chính yêu cầu đối tượng. Kèm với đó là những quyết định xử phạt do việc nộp chậm, gian lận, trốn thế của đối tượng.

Những điều cần biết về việc truy thu thuế

Việc truy thu thuế xuất pháp từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà không hẳn là do hành vi gian lận thuế của các đối tượng. Bởi về bản chất, vấn đề truy thu thuế là một quyết định hành chính yêu cầu chủ thể chưa nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình. Và đây không phải là quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Tuy nhiên, nộp chậm thuế có thể xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hay khách quan cố ý vi phạm. Nếu cơ quan chức năng xác định việc nộp chậm thuế là do hành vi cố ý gian lận thì có quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thẩm quyền truy thu thuế thuộc về các cơ quan như: Cơ quan quản lý thuế (Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế), cơ quan hải quan (Tổng cục hải quan, Cục hải quan, Chi cục hải quan).

Thời hạn truy thu thuế theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 166/2013/TT-BTC như sau:

– Nếu quá thời hạn có hiệu lực xử phạt vi phạm hành chính thì người nộp thuế không bị xử phạt. Tuy nhiên, vẫn phải nộp đủ số tiền thuế đã thiếu, gian lận, chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm về trước khi phát hiện hành vi vi phạm.

– Đối với trường hợp, người nộp thuế không đăng ký mã số thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế trốn, số tiền thiếu, gian lận, chậm nộp cho thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm và lập biên bản.

Quyền và nghĩa vụ của người bị truy thu thuế

Thuế bị truy thu đề cập đến các khoản nợ từ những năm trước đó. Đối tượng chịu thuế có thể cố ý hoặc vô ý chưa nộp đủ thuế, bao gồm các nguyên nhân như: Không thực hiện nghĩa vụ thuế trong việc kê khai thu nhập, không báo cáo tất cả các khoản thu nhập trong năm tính thuế, bỏ qua việc kê khai thuế.

Ở Mỹ, sau khi Sở Thuế vụ gửi đi những thông báo về việc chưa được thanh toán thuế thì sẽ bị phạt một khoản phí tối thiểu từ $100 đến $435 tùy vào ngày đáo hạn. Phần này sẽ được tính ngoài lãi suất của số tiền chưa thanh toán là 0,5% mỗi tháng cho người nộp trễ thuế.

Thuế bị truy thu không được trả lại là vấn đề nghiêm trọng đối với người nộp thuế không đủ khả năng chi trả. Tùy vào hoàn cảnh mà chính phủ sẽ đề ra chiến lược xử lý, có thể yêu cầu người nộp thuế chi trả ngay lập tức hoặc đưa ra một chính sách tự nguyện cho phép lựa chọn thanh toán giúp các đối tượng tránh bị cáo buộc hình sự.

Truy thu thuế tiếng Anh là gì? Câu hỏi đã được giải đáp nhanh chóng. Với phần thông tin bổ ích này có thể giúp mỗi người hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong việc nộp thuế.

NDA là gì? Giữ vai trò quan trọng ra sao trong doanh nghiệp?

NDA là gì? Những chữ cái viết tắt này là một khái niệm dùng trong các thỏa thuận trong doanh nghiệp. Nhưng đối với những người mới còn chưa hiểu rõ thì rất khó hình dung vai trò của khái niệm này. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ hơn trong phần trình bày sau nhé!

NDA là gì? Phân loại NDA

NDA là những chữ cái viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh Non – disclosure agreement có nghĩa là thỏa thuận bảo mật thông tin. Đây là sự thỏa thuận giữa 2 bên doanh nghiệp về vấn đề không tiết lộ những thông tin, tài liệu, kiến thức và các bí mật cần giữ kín. Do đó, cần hạn chế tối đa sự biết đến của bên thứ 3.

Thỏa thuận NDA được ký kết khi cả 2 công ty hoặc giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với doanh nghiệp đang xem xét việc kinh doanh. Trong đó, các bên cần hiểu được quy trình sử dụng của nhau để đánh giá về mối quan hệ tiềm năng trong kinh doanh.

Thỏa thuận bảo mật thông tin được dùng trong một số lĩnh vực như bảo mật thông khách hàng trong ngân hàng, bảo mật kinh doanh của các doanh nghiệp, các chiến lược của công ty, giá cả, các ý tưởng thiết kế, sáng chế…

Có các loại bảo mật thông tin như sau:

– NDA đơn phương (NDA một chiều): Đây là thỏa thuận liên quan đến 2 bên nhưng chỉ có 1 bên tiết lộ một số thông tin cho bên kia và yêu cầu thông tin được bảo mật. Ví dụ, thỏa thuận đối với nhân viên mới có quyền truy cập vào thông tin bảo mật của công ty và họ là bên duy nhất ký thỏa thuận.

– NDA song phương (NDA hai chiều): Đây là thỏa thuận liên quan đến 2 bên và cả 2 dự định tiết lộ thông tin cho nhau. Trong đó, mỗi bên sẽ được bảo vệ khi có những thông tin tiết lộ thêm không được cho phép. Loại thỏa thuận này thường được dùng khi các doanh nghiệp đang xem xét việc liên doanh hoặc sáp nhập.

– NDA đa phương: Đây là thỏa thuận giữa nhiều bên và có ít nhất 1 bên có thể tiết lộ thông tin cho bên khác nhưng yêu cầu có sự bảo mật.

Thỏa thuận bảo mật thông tin có vai trò ra sao?

NDA được dùng phổ biến trong các doanh nghiệp và rất cần thiết trong việc đàm phán để cho phép các bên chia sẻ thông tin bảo mật với nhau mà không sợ đối thủ cạnh tranh. Thỏa thuận bảo mật thông tin phục vụ một mục đích trong nhiều tình huống khác nhau.

Theo đó NDA thường được yêu cầu khi 2 công ty tham gia đàm phán trong việc hợp tác kinh doanh và muốn bảo vệ lợi ích của họ. Từ đây, thỏa thuận ký kết có hiệu lực cấm những người liên quan tiết lộ thông tin về quy trình hoặc các kế hoạch kinh doanh của bên còn lại hoặc các bên liên quan.

NDA xuất hiện trong các cuộc đàm phán của công ty kêu gọi vốn với nhà đầu tư tiềm năng. Đóng vai trò ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh có những bí mật thương mại hoặc kế hoạch kinh doanh của mình.

Thông tin được bảo mật có thể bao gồm những chiến lược marketing, kế hoạch bán hàng, thông tin khách hàng tiềm năng, quy trình sản xuất, phần mềm độc quyền…

Nếu một bên vi phạm những thỏa thuận bảo mật được ký kết thì bên còn lại có quyền yêu cầu tòa án ngăn chặn thông tin tiết lộ thêm. Đồng thời có quyền kiện bên vi phạm khi có thiệt hại về tài chính.

Các thành phần thiết yếu trong NDA

Tùy vào các bên tham gia mà NDA được lập ở nhiều mức độ khác nhau. Sau đây là các yếu tố chính cần có trong thỏa thuận, cụ thể như:

– Tên của các bên tham gia thỏa thuận bảo mật.

– Định nghĩa những cấu thành thông tin bí mật trong các trường hợp cụ thể.

– Bất kỳ các loại trừ từ bảo mật thông tin.

– Việc sử dụng những thông tin được tiết lộ.

– Các khoảng thời gian liên quan và những quy định khác.

Những thông tin bên lề nằm trong thỏa thuận như luật tại địa phương hay luật áp dụng cho những thỏa thuận. Cùng với đó là thỏa thuận bên cần chi trả chi phí cho luật sư khi có những tranh chấp phát sinh.

Phần trình bày là những vấn đề trọng tâm cần biết về khái niệm NDA là gì. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo thêm các bảng thỏa thuận bảo mật thông tin để hiểu rõ thêm. Từ đó tạo sự thuận lợi khi tham gia công việc kinh doanh trong doanh nghiệp.

Escrow là gì? Một số lĩnh vực sử dụng Escrow

Escrow là gì? Câu hỏi này khá lạ lẫm với một số người bởi khái niệm chỉ sử dụng ở một số lĩnh vực nhất định. Vậy cụ thể Escrow là gì? Có đặc điểm ra sao? Được sử dụng trong lĩnh vực nào? Tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp chi tiết trong phần trình bày sau.

Escrow là gì? Có vai trò ra sao?

Escrow trong tiếng Anh được hiểu là giao kèo do bên thứ ba nắm giữ với nhiệm vụ quản lý tài chính. Trong đó, tiền gửi giữ hoặc một tài sản được bên thứ ba nắm giữ thay mặt cho 2 bên khác khi đang trong quá trình hoàn tất giao dịch. Người thứ ba nắm giữ có quyền nắm giữ các đối tượng như tiền, tài sản, chứng khoán và các quỹ liên quan.

Một khái niệm khác đi kèm với nghĩa là tài khoản ủy thác giữ (Escrow account).

Chịu trách nhiệm là cầu nối trung gian giữ tiền và chi tiền cho các bên đúng như đã giao kèo. Việc làm này là để đảm bảo các bên tham gia giao dịch không có sự tin tưởng lẫn nhau.

Tài khoản ủy thác giữ có thể do các đại lý nắm giữ tài sản hoặc tiền và có thể bao gồm phí gửi giữ. Thời hạn áp dụng cho đến khi nhận được hướng dẫn phù hợp hoặc khi thực hiện nghĩa vụ được xác định trong hợp đồng trước đó.

Các đặc điểm của Escrow

Escrow là hình thức được sử dụng khi 2 bên đang trong quá trình hoàn tất giao dịch và không chắc chắn liệu 2 bên có thực hiện nghĩa vụ của mình hay không. Escrow được sử dụng trong một số trường hợp như giao dịch qua internet, ngân hàng, bất động sản, sáp nhập hoặc mua lại, sở hữu trí tuệ, các lĩnh vực pháp lý khác và còn nhiều trường hợp khác nhau.

Ví dụ, một công ty đang bán hàng hóa quốc tế và công ty đó yêu cầu sẽ nhận được thanh toán khi hàng hóa đến. Còn người mua thì sẵn sàng trả tiền khi hàng hóa đến trong tình trạng được đảm bảo. Và người mua có thể đặt tiền cho Escrow ở một đại lý nào đó.

Quá trình Escrow sẽ cụ thể những hướng dẫn để giải ngân cho người bán khi hàng hóa đã đến với trạng thái phù hợp. Cách thực hiện này sẽ đảm bảo cả 2 bên đều an toàn và giao dịch có thể tiến hành thuận lợi hơn.

Escrow áp dụng trong một số lĩnh vực

Sự xuất hiện của Escrow ở một số lĩnh vực phổ biến trong các cuộc giao dịch như sau:

  • Escrow trong lĩnh vực bất động sản

Escrow account được áp dụng phổ biến cho các cuộc giao dịch bất động sản. Khi đặt tiền vào Escrow, người mua có thể thẩm định việc mua lại lần sau dễ dàng. Escrow account có thể đảm bảo an toàn cho người bán vì người mua sẽ đóng tiền thanh toán.

Chẳng hạn, một tài khoản ủy thác giữ được áp dụng trong việc bán nhà. Trong đó, có các điều kiện đi kèm việc mua bán như thông quan thanh tra, cả 2 bên có thể đồng ý sử dụng Escrow.

Trong trường hợp này, người mua có thể đặt cọc tiền thanh toán nhà ở một tài khoản ủy thác giữ cho bên thứ 3 nắm giữ. Người bán có thể tiến hành kiểm tra nhà và an tâm rằng tiền sẽ được chuyển vào tài khoản và đảm bảo người mua có thể thanh toán. Người bán sẽ nhận được số tiền trong tài khoản ủy thác giữ sau khi đã xem xét các điều kiện mua bán đạt yêu cầu.

  • Escrow trong lĩnh vực thị trường chứng khoán

Cổ phiếu được phát hành áp dụng Escrow, khi đó cổ đông có là chủ sở hữu thật sự của cổ phiếu thì họ cũng bị hạn chế quyền khi xử lí số cổ phiếu đó.

Ví dụ, các giám đốc điều hành sẽ nhận được cổ phiếu như một phần thưởng cho các khoản bồi thường thì phải chờ thời hạn giao kèo do bên thứ 3 nắm giữ trôi qua trước khi họ bán được cổ phiếu. Đây được xem là một chiến thuật để giữ chân các giám đốc điều hành.

Trước khi tiến hành các cuộc giao dịch thì chúng ta cần hiểu rõ Escrow là gì. Hi vọng với phần trình bày này sẽ giúp các bạn nắm được khái niệm để có thể tiến hành trao đổi mua bán dễ dàng và đảm bảo an toàn hơn.