Không phải ai cũng có tố chất trở thành một nhà quản lý giỏi, đặc biệt là những bạn trẻ luôn cần phải có thời gian nhất định để trau dồi những kỹ năng và phẩm chất cần thiết. Vậy theo bạn một nhà quản lý giỏi cần những phẩm chất gì?
Kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi việc đào tạo một đội ngũ quản lý để tiếp nhận những công việc có tính chất phức tạp hơn là một điều rất cần thiết trong thời buổi cạnh tranh hiện nay. Những doanh nghiệp lớn đều xem vấn đề tuyển dụng và huấn luyện nhân sự là một trong các chiến lược phát triển lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy để đào tạo được một nhà quản lý thật sự đáp ứng tất cả các yêu cầu chuyên môn, kỹ năng, thì nhà quản lý giỏi cần những phẩm chất gì tiêu biểu.
Nhà quản lý là gì?
Nhà quản lý là người sẽ chịu trách nhiệm giám sát, lập kế hoạch và tổ chức điều phối nhân sự các phòng ban liên quan để công việc được hoàn thành một cách tốt nhất dưới sự chỉ đạo của các nhà điều hành công ty. Để có thể tuyển dụng được một nhà quản lý giỏi là điều bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, vấn đề tuyển dụng được những người phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp lại không nhiều.
Vậy câu hỏi quan trọng đặt ra cho nhà tuyển dụng, đó chính là đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để tuyển dụng được những nhân sự có những phẩm chất đó để đào tạo phát triển lâu dài cho vị trí một nhà quản lý trong tương lai”.
Kỹ năng tuyển dụng nhân sự
Chắc chắn để tìm được những ứng viên hoàn hảo, các nhà tuyển dụng sẽ không thể bỏ qua các website tuyển dụng với số lượng ứng viên ứng tuyển rất cao mỗi ngày vào các vị trí khác nhau. Vậy kỹ năng tuyển dụng nhân sự qua website tuyển dụng sẽ như thế nào?
Thứ nhất, để thu hút ứng viên đăng ký, bạn cần phân bố nội dung tuyển dụng trên tất cả những website tuyển dụng nổi tiếng trong top 10 tìm kiếm việc làm tại thị trường Việt Nam để cho ứng viên dễ dàng nhìn thấy được thông tin tuyển dụng nhanh chóng nhất.
Thứ hai, nội dung tuyển dụng nhân sự phải đầy đủ những thông tin cần thiết, kèm theo những cơ chế hấp dẫn để thu hút sự quan tâm của ứng viên nhiều hơn, điều quan trọng bạn phải liên tục cập nhật thông tin ứng tuyển để ứng viên tìm hiểu kỹ hơn về quy mô và hoạt động của công ty.
Thứ ba, sau khi nhận được những thông tin ứng tuyển của ứng viên, hãy lên kế hoạch chọn lọc những ai đủ yêu cầu đảm nhận công việc lập tức gửi thông tin và liên hệ với họ để sắp xếp thời gian phỏng vấn cụ thể. Kèm theo đó nhà tuyển dụng cũng phải nói rõ những yêu cầu và cơ chế chính sách của công ty để ứng viên hiểu rõ, và suy nghĩ về vấn đề hợp tác lâu dài.
Các phẩm chất cần có của một nhà quản lý giỏi là gì?
Sự cầu tiến
Bất kỳ ai dù đang làm việc tại bất kỳ ngành nghề, chức vụ nào trong các cơ quan, công ty …đều mong muốn bản thân không ngừng phát triển và đạt được thành tựu nhất định trong sự nghiệp và cuộc sống. Có thể với nhiều người việc có một công việc an nhàn kèm theo đó là một mức lương cố định mỗi tháng là một điều đáng mừng.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ làm việc với một vị trí hay chức vụ nào đó trong suốt nhiều năm liền và không có bất kỳ sự phát triển nào khác thì có lẽ bạn là mẫu người không thích hợp với vị trí nhà quản lý giỏi.
Tham dự các khóa học Tuyển dụng đào tạo hiệu quả tại trung tâm BMG để nâng cao kỹ năng và mức lương của bạn
Ở đây, chúng ta không hề đồng nhất sự cầu tiến và sự tham lam, hai khái niệm này hoàn toàn khác biệt với nhau. Kẻ tham lam chỉ thấy lợi ích trước mắt mà quên đi quyền lợi lâu dài, còn người cầu tiến là người dùng sự nỗ lực và phấn đấu của bản thân trong thời gian dài để đạt được một vị trí nhất định nào đó. Quay lại với vấn đề, vì sao người chọn một cuộc sống an nhàn không cầu tiến lại không hợp với vị trí của một nhà quản lý giỏi.
Thứ nhất, không cầu tiến sẽ không có động lực phấn đấu, làm việc gì cũng đạt mức tầm trung, không quá tệ nhưng lại chẳng thuộc diện xuất sắc. Thứ hai, người không cầu tiến chỉ thích an nhàn không thích hợp với môi trường cạnh tranh đào thải khắc nghiệt của các công ty hiện nay. Thứ ba, người không cầu tiến không biết cách phát huy điểm mạnh của mình để giúp ích cho công việc và cộng đồng, nếu bạn có thế mạnh nhưng lại không tìm cách để thế mạnh phát huy được vai trò của nó chẳng lại là một điều rất đáng tiếc hay sao, thậm chí nó sẽ còn biến bạn từ người sở hữu nhiều điểm mạnh trở thành kẻ thiệt thòi trong mắt mọi người.
Tinh thần ham học hỏi
Bất kỳ chúng ta ai cũng cần phải học, từ trẻ con đến người lớn, bạn đừng nghĩ rằng nhà quản lý chỉ cần đóng góp vào công việc mà không cần phải học bất kỳ điều gì. Người càng thành công thì phải càng đọc nhiều, học nhiều hơn người khác. Tinh thần ham học hỏi luôn là một phẩm chất tích cực góp phần tạo nên một nhà quản lý giỏi thật sự.
Nếu không có phẩm chất này, bạn sẽ trở thành một người làm việc bình thường mà không hề có sự phát triển nào về vị trí công việc. Sự dậm chân tại chỗ và suy nghĩ hài lòng với những gì mình đang có mà không cố gắng tìm tòi học hỏi những điều bổ ích và tích cực cho cuộc sống và công việc khiến giới hạn hiểu biết của bạn bị dừng chân tại chỗ.
Nhiều nhà quản lý giỏi thường là những bậc thầy về lĩnh vực nào đó trong kinh doanh và cuộc sống. Đó không phải là năng khiếu ngẫu nhiên hay khả năng đặc biệt nào đó của họ mà tất cả đều là do sự chăm chỉ và nỗ lực để khám phá bản thân từ những bài học mà họ đã kiên trì đúc kết được.
Sự bản lĩnh
Nhắc đến hai từ “thương trường” hầu hết mọi người kinh doanh đều nghĩ đó chính là một sân chơi mạo hiểm dành cho những người có bản lĩnh thật sự. Nếu bạn không đủ bản lĩnh chắc chắn bạn không thể làm chủ cuộc chơi và bắt buộc bạn phải rút lui ngay từ những ngày đầu tiên. Đối với một nhà quản lý, có thể họ không trực tiếp đấu trí trên thương trường như các nhà quản trị công ty. Tuy nhiên, họ chính là người đứng đằng sau thành công của nhà quản trị đó, giúp họ xúc tiến và phát triển công việc một cách hiệu quả.
Sự bản lĩnh ở một nhà quản lý giỏi đó chính là tinh thần kiên cường đứng vững trước những khó khăn thách thức xảy đến với doanh nghiệp. Họ sẽ là người thay mặt các nhà quản trị để sắp xếp những công việc quan trọng và trấn an tinh thần của những nhân viên trong công ty để họ có thể an tâm làm việc và cùng nhau đồng lòng vượt qua khó khăn thách thức.
Nếu không có một bản lĩnh làm việc thật sự, bạn sẽ không có cách nào để có thể vượt qua được những khó khăn chia rẽ nội bộ, mâu thuẫn trong công việc. Vì vậy, sự bản lĩnh là một trong những phẩm chất nhất định phải có của một nhà quản lý giỏi.
Tính nhẫn nại
Tính nhẫn nại hay kiên nhẫn là một trong những yếu tố quan trọng không chỉ dành riêng cho nhà quản lý mà nó còn hướng đến tất cả mọi người trong cuộc sống. Sự thật, chúng ta đang sống trong một xã hội quay cuồng với sự xô bồ và tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt, buộc con người phải sống vội để chạy kịp thời đại. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc vì lý do vội vàng nên chúng ta làm gì cũng trở nên hấp tấp và thiếu chính xác.
Sự chính xác và cẩn trọng trong từng vấn đề công việc buộc người quản lý phải có tính nhẫn nại cần thiết. Bởi vì, nếu không kiên trì nhẫn nại sẽ không tìm nhìn thấy được những vấn đề thiết sót, những lỗ hổng chưa được chỉnh sửa…Sự kiên trì nhẫn nại trong mọi vấn đề không phải chỉ rèn luyện một thời gian đã có được, nếu bạn là người nóng tính, thiếu kiên nhẫn và không thích chờ đợi, chắc chắn bạn không đủ tố chất để trở thành nhà quản lý giỏi.
Sự đồng cảm và thấu hiểu cảm xúc nhất định
Chúng ta đều biết, trong công việc luôn có những nguyên tắc nhất định để tạo nên sự chuẩn mực cho một tập thể. Tuy nhiên, không phải lúc nào áp dụng nguyên tắc vào công việc sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực. Vì hơn hết, yếu tố cảm xúc lúc nào cũng có tác động rất lớn đối với mỗi con người.
Nếu trên cương vị của một nhà quản lý, bạn luôn áp dụng những nguyên tắc vào những tình huống cứng nhắc sẽ khiến cho nhân viên cấp dưới cảm thấy ngột ngạt và không thể nào tập trung hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Đây chính là cách đối nhân xử thế làm thế nào để thuyết phục được những nhân viên của bạn không chỉ tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của bạn, mà họ còn phải tin rằng mình được làm việc với một người quản lý luôn biết lắng nghe và thấu hiểu cho nhân viên.
Sự đồng hành
Trong cuộc sống cũng như công việc nếu may mắn tìm kiếm được một người đồng hành đáng tin cậy, thật sự là một trong những điều may mắn rất lớn cho mỗi chúng ta. Đối với những nhân viên, vai trò của người quản lý không chỉ là sếp mà còn là người đồng hành đáng tin cậy. Nhà quản lý sẽ là người hỗ trợ họ và định hướng cho họ những công việc với mục tiêu phát triển rõ ràng nhất giúp họ hoàn thành tốt công việc.
Đối với các đại diện quản lý doanh nghiệp, một nhà quản lý giỏi và có thực lực thật sự là người bạn tốt để cùng họ vượt qua những khó khăn trên thương trường. Bất kỳ chúng ta, ai cũng mong muốn sẽ có một người bạn đồng hành đích thực, không phải để họ đi cùng chúng ta những lúc khó khăn, mà khi đạt được những thành công nhất định sẽ có họ kề bên làm động lực để cả hai cùng phấn đấu.
Một nhà quản lý giỏi thật sự luôn hoàn thành tốt vai trò là một người bạn đồng hành đáng tin tưởng của bất kỳ ai dù là nhân viên cấp dưới, hay là những ban lãnh đạo cấp trên.
Trên đây, là tất cả những thông tin cần thiết về quy trình tuyển dụng nhân sự thông qua các website mà các nhà tuyển dụng thường xuyên thực hiện để tìm được những ứng viên thích hợp. Song song đó, bài viết cũng đề cập những thông tin cần thiết để giúp những ai đang mong muốn trở thành nhà quản lý giỏi trong tương lai có thể hiểu thêm công việc của một nhà quản lý và trau dồi những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà quản lý giỏi.
Hy vọng bài viết này đã trả lời cho bạn biết được “Nhà quản lý giỏi cần những phẩm chất gì? Từ đó có thể tạo thêm động lực để bạn hoàn thiện ước mơ của mình trong tương lai.
Chúc bạn thành công!