Nhà bán lẻ là gì? Chúng ta thường nghe nhiều đến công việc bán lẻ, trở thành nhà phân phối hay đại lý kinh doanh thương hiệu sản phẩm nào đó. Tuy nhiên, bạn nên phân định rõ những công việc này với nhau. Những hình thức kinh doanh này dù khá phổ biến, nhưng trên thực tế mỗi hình thức đều có vai trò và chức năng khác nhau.
Bản thân chúng ta khi quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào cũng cần phải hiểu rõ được, tính chất của công việc đó như thế nào? Đây chính là bí quyết để bạn định hướng đúng phương pháp kinh doanh thành công và tránh được những rủi ro không cần thiết. Đối với lựa chọn trở thành nhà bán lẻ cũng vậy. Để hoàn thành tốt vai trò công việc này, trước tiên bạn cần hiểu rõ nhà bán lẻ là gì?
Công việc liên quan đến nhà bản lẻ
Nhà bán lẻ là gì?
Nhà bán lẻ được xem là mô hình kinh doanh, được nhiều người lựa chọn hiện nay. Nhà bán lẻ là cách kinh doanh, tuy nhiên hình thức này này là bán hàng thương mại tập trung vào những đối tượng có sức mua nhỏ. Ví dụ như cá nhân, người có nhu cầu mua theo thời điểm, hàng bán lẻ với số lượng ít.
Nói cách khác, bán lẻ là việc mua hàng hóa từ một nhà sản xuất, là những công ty lớn bán lại cho người tiêu dùng. Những đơn vị kinh doanh theo hình thức nhỏ lẻ, có quy mô không quá lớn nhưng cũng có sự chênh lệch nhất định. Chúng có thể là một cửa hàng nhỏ duy nhất hoặc nhiều tiệm liên kết với nhau, bao hàm những chi nhánh nhỏ lẻ để phát triển kinh doanh.
Vai trò và công việc nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tuy có quy mô không lớn, hình thức và đối tượng kinh doanh không quá lớn. Thế nhưng, họ cũng đóng góp vai trò quan trọng để phát triển sản phẩm và tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Vai trò của nhà bán lẻ trong công việc này chính là:
Thực hiện việc tiếp thị và bán hàng
Đây là một trong những vai trò chính của hầu hết các nhà bán lẻ hiện nay. Việc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ngày càng mở rộng hơn, nếu như nhà bán lẻ thực hiện việc phát triển thị trường tốt. Kéo theo đó, việc tăng trưởng doanh số cũng ngày càng khả thi hơn.
Tiếp cận người tiêu dùng nhanh chóng hơn
Các nhà bán lẻ đóng vai trò quan trọng, họ góp phần nhấn mạnh giá trị hàng hóa đến với người tiêu dùng tốt hơn. Điều này, có lẻ là điều khá hạn chế đối với doanh nghiệp cung cấp hiện nay. Bởi vì, người tiêu dùng thường tìm đến những nhà bán lẻ nhiều hơn, thay vì mua hàng trực tiếp từ đơn vị cung cấp khá mất nhiều thời gian. Nhờ vậy, mà giá trị hàng hóa cũng sẽ tăng cao hơn.
Đưa ra nhiều sự lựa chọn cho người dùng
Nhà bán lẻ đưa ra nhiều sự lựa chọn hơn về mức giá cho người tiêu dùng. Đây là điều thể hiện rõ nhất bản chất của một nhà bán lẻ. Bán lẻ có nghĩa là ngụ ý chia nhỏ hàng hóa, thành những đơn vị nhỏ hơn để kích thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của người tiêu dùng. Nhờ vậy, mà nhà bán lẻ có thể cung cấp thêm nhiều lợi ích hơn cho nhà sản xuất và nhà phân phối.
Các mô hình bán nhỏ lẻ điển hình hiện nay
Bán lẻ được chia ra nhiều mô hình khác nhau. Mỗi một mô hình mang đến những lợi ích khác nhau, nhà bán lẻ sẽ có thể hình thức kinh doanh phù hợp điều kiện mà bản thân có thể phát triển tốt nhất:
Bán nhỏ lẻ thu tiền tập trung
Hình thức kinh doanh này tách rời với việc thu tiền và chuyển hàng cho người mua. Trong đó, có mỗi quầy hàng thực hiện công việc tính toán tiền thu được, thu tiền khách hàng, viết hóa đơn. Nhà bán lẻ chỉ đóng vai trò người bán, còn tất cả công việc khác sẽ chuyển đến quầy thu ngân và nhận hàng để giao cho nhân viên sale thực hiện.
Những công việc kiểm kê hàng hóa tồn ở quầy cho người bán lẻ phụ trách. Những hóa đơn tinh toán, tích kê khách hàng sẽ được chuyển về đơn vị cung cấp và chia phí sau với nhà bán lẻ.
Bán lẻ thu tiền trực tiếp
Mô hình này khá phổ biến, trong đó nhà bán lẻ sẽ làm công việc bán hàng trực tiếp để thu tiền khách hàng và giao hàng cho khách. Khi hết thời gian làm việc, nhân viên phụ trách bán hàng sẽ nộp tiền cho thủ quỹ. Cùng lúc đó, phải thực hiện việc kiểm kê hàng hóa, lập báo cáo bán hàng trong ngày.
Kinh doanh nhỏ lẻ
Hình thức bán lẻ này, phát triển theo hướng tự phục vụ nhiều hơn. Khi đó, người tiêu dùng sẽ tự lấy hàng hóa, thanh toán tiền hàng và trả tiền hàng. Nhân viên làm công việc thu tiền kiểm hàng, lập hóa đơn và thu tiền hàng của khách. Khi đó, nhân viên sale sẽ có trách nhiệm hướng dẫn để người tiêu dùng hiểu rõ cách sử dụng hàng hóa.
Bán trả góp
Hình thức bán lẻ này mới chỉ được áp dụng gần đây, người mua chỉ cần chọn sản phẩm và thanh toán một khoảng nhất định. Với công ty, doanh nghiệp lớn áp dụng hình thức bán lẻ trả góp thế này là phương hướng kinh doanh hiệu quả. Nó giúp người mua có thêm cơ hội sở hữu sản phẩm mình yêu thích. Đồng thời khuyến khích hành vi mua hàng của người dùng nhiều hơn, mang lại doanh thu cho nhà bán lẻ.
Bán hàng tự động
Toàn bộ quá trình bán lẻ sẽ được giao dịch, trên các sàn thương mại điện tử chủ yếu. Việc sử dụng 1 hoặc nhiều sản phẩm cho phép người mua có thể sử dụng sản phẩm mọi nơi. Đây là hình thức kinh doanh theo hướng bản lẻ mới hình thành. Thế nhưng, nó nhận được nhiều sự yêu thích hơn, vì tính nhanh gọn và tiết kiệm thời gian.
Gửi đại lý bán
Hình thức này còn được gọi là ký gửi hàng hoá, đây là hình thức kinh doanh theo hướng hưởng hoa hồng. Các doanh nghiệp sẽ giao hàng đến những cơ sở bán lẻ, để phân phối cho đơn vị bán. Bên nhận hàng đóng vai trò là đại lý, nếu việc kinh doanh tốt sẽ được hưởng thêm nhiều hoa hồng. Số hàng hóa khi được ký gửi bán tại những cơ sở này, cần phải có thỏa thuận trước khi hợp tác để tránh rủi ro tồn hàng, hư hàng, hàng bị quá hạn không bán được.
Nhà bán lẻ là gì? Như vậy, trong bài viết này chúng tôi đã giới thiệu đến bạn, một số những phương thức mô hình hoạt động bán lẻ tại thị trường Việt Nam nói chung. Hy vọng, nếu như bạn đang ấp ủ dự định trở thành nhà bán lẻ, bạn sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp cho bản thân.