Too big to fail là gì? Đây là một thuật ngữ không mấy thông dụng trong đời sống. Nó liên quan nhiều đến những yếu tố kinh tế hơn. Ngay từ tên gọi, vấn đề cụ thể mà thuật ngữ này muốn nói đến, quy mô và tính chất của nó chắc chắn rất lớn. Điều này đã được nhìn nhận, thông qua những tính từ được xuất hiện trong thuật ngữ trên.
Chắc chắn phần lớn những người đọc, đang tìm kiếm từ khóa này cũng đã hình dung khách quan về quy mô của nó. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Too big to fail là gì? Chủ đề chính trong bài viết hôm nay, sẽ hướng đến việc phân tích những khái niệm, khía cạnh thực tế và ví dụ điển hình về những hệ lụy mà Too Big To Fail mang đến trong nội dung sau đây:
Khái niệm về Too big to fail
Quá lớn để sụp đổ,là ý nghĩa mà Too big to fail mang lại. Nói đúng hơn, thuật ngữ này được áp dụng nhiều nhất trong lĩnh vực kinh tế. Too big to fail cũng là cách nói thông dụng, xuất phát từ giả thuyết cho rằng một số những công ty sẽ gây ra những tác hại lớn đến toàn bộ nền kinh tế nói chung. Nếu như những công ty này, rơi vào trường hợp phá sản.
Tính chất của thuật ngữ Too big to fail
Quá lớn để sụp đổ là thuật ngữ, nhằm mô tả lại khái niệm chính phủ sẽ can thiệp vào những tình huống hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những trường hợp, việc phá sản của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và dẫn đến việc sụp đổ. Hệ lụy mà nó tạo ra, cho nền kinh tế quốc gia nói chung là rất lớn. Thậm chí, sự phá sản của một doanh nghiệp hoàn toàn có thể tạo ra một thảm họa đối với toàn bộ nền kinh tế.
Hiệu ứng từ việc phá sản hoặc thất bại trong kinh doanh, sẽ tạo nên một hiệu ứng lan truyền thảm khốc tác động toàn bộ nền kinh tế. Chính sự sụp đổ này, có thể xảy ra nhiều vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến chính phủ, người lao động và rất nhiều hệ lụy khác.
Trong vấn đề này, chính phủ bắt buộc phải so sánh mức phí của một gói hỗ trợ cần thiết. Việc cứu trợ chi phí để khôi phục nền kinh tế, cần một ngân sách không hề nhỏ. Điều này cần một sự suy xét và cân nhắc cẩn thận, nếu không sẽ tác động sâu thêm vào khủng hoảng kéo dài và trầm trọng hơn.
Ví dụ điển hình nhất Too big to fail
Những ngân hàng lớn trên thế giới hiện nay, thường lo ngại vấn đề khủng hoảng theo hướng Too big to fail tái diễn. Một trong những ví dụ điển hình nhất cho Too big to fail chính là việc khủng hoảng tài chính diễn ra năm 2008. Đây là cuộc khủng hoảng diễn ra trên toàn cầu, nó ảnh hưởng lớn đến ngân hàng trên thế giới, với sự phá sản của hàng loạt doanh nghiệp lớn.
Cuộc khủng hoảng tài chính, diễn ra vào năm 2008 được đánh giá là khủng hoảng toàn cầu. Từ đó, các nhà làm luật trên thế giới đã đưa ra những cải cách lớn, đưa ra những quy định mới tập trung vào các ngân hàng quá lớn để sụp đổ.
Trong đó, quy định ngân hàng toàn cầu chủ yếu được lãnh đạo bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Tài chính. Đồng thời cũng có sự kết hợp với Ngân hàng Thanh toán Quốc tế và Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng. Một số những công ty đa quốc gia, được coi là định chế tài chính quan trọng thuộc hệ thống toàn cầu là: Mizuho, BNP Paribas, Deutsche Bank, ngân hàng Trung Quốc,…
Cáᴄ tổ ᴄhứᴄ tài ᴄhính dễ dẫn đến tình trạng quá lớn để ᴄó thể ѕụp đổ
Quá lớn để sụp đổ thường tồn tại ở những nhóm doanh nghiệp nhất định, không phải là toàn bộ doanh nghiệp. Ví dụ như những ngân hàng lớn, đây là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng với nền kinh tế.
Nếu nó sụp đổ sẽ dẫn đến những thảm họa lớn đến nền kinh tế, dẫn đến sự sụp đổ của rất nhiều những doanh nghiệp khác. Hệ quả có thể dẫn đến việc sụp đổ kéo theo làm tăng tỷ lệ thất nghiệp. Nó gây ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý, khủng hoảng nhân công, nợ xấu,…
Too big to fail gây ảnh hưởng tiêu cực ra sao?
Xét về tổng thể, việc phá sản của doanh nghiệp lớn gây ra những tác động lớn như sau:
Về mặt kinh tế:
Một doanh nghiệp càng lớn, khi tham gia vào quá trình lao động ảnh hưởng tiêu cực ngành nghề càng tăng. Việc ảnh hưởng dẫn đến phá sản ngày càng sâu rộng. Kéo theo đó, là hiệu ứng domino phá sản di chuyển.
Về mặt xã hội:
Phá sản doanh nghiệp để lại hậu quả nghiêm trọng, nó làm tăng số lượng thất nghiệp. Tạo nên sức ép vấn đề thất nghiệp ngày càng lớn, làm nảy sinh các tệ nạn xã hội. Nguy hiểm nhất là làm nảy sinh các hình thức phạm tội.
Về mặt chính trị:
Hình thức phá sản dây chuyền, dẫn đến khủng hoảng kinh tế, thậm chí là việc dẫn đến suy thoái. Đây có thể là nguyên nhân điển hình nhất, dẫn đến suy thoái và khủng hoảng sâu sắc về chính trị.
Xét về 3 hệ lụy trên, chúng ta có thể thấy việc phá sản theo hình thức Too big to fail dẫn đến rất nhiều những mối lo ngại lớn. Để hạn chế được những tác động tiêu cực nhất xảy ra, bản thân doanh nghiệp cũng như và chính phủ cần có những biện pháp ngăn chặn bằng cách đưa ra những định hướng kích cầu, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Hy vọng thông qua những nội dung này, bạn đã có thể hiểu thêm về Too big to fail là gì?