Bạn đang tìm hiểu về các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp trong đó có vị trí associate director. Bạn đang thắc mắc associate director và director trong doanh nghiệp có gì khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này và cung cấp thêm những thông tin bổ ích về vị trí associate director là gì một cách cụ thể nhất.
Công việc của một director (giám đốc) chính là điều hành và phát triển thương hiệu công ty trên thị trường kinh doanh, vậy công việc của một (phó giám đốc) associate director là gì ? Tiềm năng tìm viêc làm nhanh và mục tiêu làm việc và cách quản lý của hai vị trí cấp cao trong doanh nghiệp này có hoàn toàn giống nhau hay không? Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!
Associate director là gì?
Associate director được hiểu là người sẽ đảm nhận vị trí phó giám đốc của một doanh nghiệp. Đây là công việc đòi hỏi không chỉ trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp, trọng trách của một phó giám đốc phải nói là rất lớn. Chức vụ phó giám đốc sẽ quản lý rất nhiều phòng ban nhân sự khác nhau, thế nhưng phó giám đốc sẽ chịu sự giám sát trực tiếp của giám đốc. Tuy nhiên, mục tiêu làm việc của cả hai đều là hướng doanh nghiệp đạt được những thành công to lớn trong tương lai, cả hai đều phải có trách nhiệm và áp lực công việc không hề thua kém nhau.
Phó giám đốc sẽ thay mặt giám đốc quyết định những vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp, công việc cụ thể của một phó giám đốc sẽ là giúp giám đốc quản lý doanh nghiệp, điều hành doanh nghiệp dưới sự giám sát của giám đốc. Bên cạnh đó, phó giám đốc cũng sẽ chịu trách nhiệm quản lý các bộ phận nhân sự, quá trình kinh doanh trong từng giai đoạn, gặp gỡ khách hàng và trao đổi những vấn đề liên quan đến các dự án, hợp đồng của sẽ được ký kết.
Ngoài ra, phó giám đốc cũng phải triển khai các dự án chiến lược trọng điểm của doanh nghiệp với sự hỗ trợ của những nhân viên cấp dưới, điều phối và thực hiện việc ký kết các hợp đồng quan trọng khác. Trong một doanh nghiệp có thể sẽ có nhiều phó giám đốc khác nhau theo từng doanh nghiệp và lĩnh vực mà doanh nghiệp đó kinh doanh.
Điểm khác nhau giữa một giám đốc và phó giám đốc chính là trong quá trình điều hành và quản lý. Giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong một doanh nghiệp, với quy mô quản lý toàn công ty thì phó giám đốc sẽ có quy mô nhỏ hơn quản lý một bộ phận nhỏ nào đó trong doanh nghiệp. Giám đốc là người chỉ đạo hướng đi cho cả doanh nghiệp, trong khi đó phó giám đốc sẽ chịu trách nhiệm truyền tải hướng đi cho các phòng ban khác nhau thực hiện và giữ vai trò chỉ đạo chính theo sự phân công của giám đốc.
Vậy bạn có thắc mắc những tố chất nào tạo nên một phó giám đốc doanh nghiệp dưới một người mà trên nhiều người hay không?
Thứ nhất, tố chất lãnh đạo: Khi ngồi vào chiếc ghế phó giám đốc chắc chắn rằng bạn phải có năng lực lãnh đạo nhất định để điều phối và quản lý nhân viên thực hiện các công việc liên quan. Nếu khả năng lãnh đạo yếu kém bạn sẽ không thể quản lý được tất cả các nhân viên trong các phòng ban khác nhau phát huy hiệu quả làm việc tích cực.
Thứ hai, trình độ chuyên môn vững vàng: Ngoài tố chất lãnh đạo thì kỹ năng chuyên môn cũng đóng góp một phần không nhỏ để bạn có thể bước đến thành công khi ở vị trí phó giám đốc. Sự hiểu biết và uyên bác về kiến thức không chỉ giúp bạn được nhân viên kính trọng mà hơn hết những đề xuất của bạn cũng sẽ được hưởng ứng hơn rất nhiều.
Thứ ba, kinh nghiệm làm việc: Để có thể làm tốt một công việc nào đó bạn không chỉ cần sự am hiểu mà hơn hết phải có kinh nghiệm làm việc nhất định. Đối với một phó giám đốc, kinh nghiệm làm việc chắc chắn phải là điều cần thiết để hướng dẫn và chỉ đạo cấp dưới.
Thứ tư, kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp luôn là yếu tố cần thiết để chúng ta có thể phát triển công việc thuận lợi. Với tư cách là một phó giám đốc, kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn không chỉ ghi điểm với đối tác mà còn giúp bạn nắm bắt tâm lý nhân viên để động viên họ làm việc tốt hơn.
Thứ năm, kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian: Người nắm được hai kỹ năng này chính là người lãnh đạo đích thực. Cách bạn giải quyết một vấn đề khó khăn thành công chứng tỏ được bạn đã ngày càng nâng cao năng lực làm việc, kết hợp với việc quản lý thời gian hợp lý sẽ giúp công việc của bạn diễn ra theo đúng kế hoạch, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp ngày càng cao.
Hy vọng rằng, thông qua bài viết này chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi associate director là gì rồi nhé! Điều quan trọng hơn hết đó chính là bạn có thể biết thêm được những thông tin hữu ích liên quan đến doanh nghiệp, đó sẽ là nền tảng kiến thức tốt giúp bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí cao trong tương lai. Chúc bạn thành công!