Associate director là gì? Tố chất giúp bạn trở thành associate director doanh nghiệp?

Bạn đang tìm hiểu về các vị trí khác nhau trong doanh nghiệp trong đó có vị trí associate director. Bạn đang thắc mắc associate director và director trong doanh nghiệp có gì khác nhau. Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn vấn đề này và cung cấp thêm những thông tin bổ ích về vị trí associate director là gì một cách cụ thể nhất.

Công việc của một director (giám đốc) chính là điều hành và phát triển thương hiệu công ty trên thị trường kinh doanh, vậy công việc của một (phó giám đốc) associate director là gì ? Tiềm năng tìm viêc làm nhanh và mục tiêu làm việc và cách quản lý của hai vị trí cấp cao trong doanh nghiệp này có hoàn toàn giống nhau hay không? Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Associate director là gì?

Associate director được hiểu là người sẽ đảm nhận vị trí phó giám đốc của một doanh nghiệp. Đây là công việc đòi hỏi không chỉ trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp, trọng trách của một phó giám đốc phải nói là rất lớn. Chức vụ phó giám đốc sẽ quản lý rất nhiều phòng ban nhân sự khác nhau, thế nhưng phó giám đốc sẽ chịu sự giám sát trực tiếp của giám đốc. Tuy nhiên, mục tiêu làm việc của cả hai đều là hướng doanh nghiệp đạt được những thành công to lớn trong tương lai, cả hai đều phải có trách nhiệm và áp lực công việc không hề thua kém nhau.

Phó giám đốc sẽ thay mặt giám đốc quyết định những vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp, công việc cụ thể của một phó giám đốc sẽ là giúp giám đốc quản lý doanh nghiệp, điều hành doanh nghiệp dưới sự giám sát của giám đốc. Bên cạnh đó, phó giám đốc cũng sẽ chịu trách nhiệm quản lý các bộ phận nhân sự, quá trình kinh doanh trong từng giai đoạn, gặp gỡ khách hàng và trao đổi những vấn đề liên quan đến các dự án, hợp đồng của sẽ được ký kết.

Ngoài ra, phó giám đốc cũng phải triển khai các dự án chiến lược trọng điểm của doanh nghiệp với sự hỗ trợ của những nhân viên cấp dưới, điều phối và thực hiện việc ký kết các hợp đồng quan trọng khác. Trong một doanh nghiệp có thể sẽ có nhiều phó giám đốc khác nhau theo từng doanh nghiệp và lĩnh vực mà doanh nghiệp đó kinh doanh.

Điểm khác nhau giữa một giám đốc và phó giám đốc chính là trong quá trình điều hành và quản lý. Giám đốc sẽ là người chịu trách nhiệm lớn nhất trong một doanh nghiệp, với quy mô quản lý toàn công ty thì phó giám đốc sẽ có quy mô nhỏ hơn quản lý một bộ phận nhỏ nào đó trong doanh nghiệp. Giám đốc là người chỉ đạo hướng đi cho cả doanh nghiệp, trong khi đó phó giám đốc sẽ chịu trách nhiệm truyền tải hướng đi cho các phòng ban khác nhau thực hiện và giữ vai trò chỉ đạo chính theo sự phân công của giám đốc.

Vậy bạn có thắc mắc những tố chất nào tạo nên một phó giám đốc doanh nghiệp dưới một người mà trên nhiều người hay không?

Thứ nhất, tố chất lãnh đạo: Khi ngồi vào chiếc ghế phó giám đốc chắc chắn rằng bạn phải có năng lực lãnh đạo nhất định để điều phối và quản lý nhân viên thực hiện các công việc liên quan. Nếu khả năng lãnh đạo yếu kém bạn sẽ không thể quản lý được tất cả các nhân viên trong các phòng ban khác nhau phát huy hiệu quả làm việc tích cực.

Thứ hai, trình độ chuyên môn vững vàng: Ngoài tố chất lãnh đạo thì kỹ năng chuyên môn cũng đóng góp một phần không nhỏ để bạn có thể bước đến thành công khi ở vị trí phó giám đốc. Sự hiểu biết và uyên bác về kiến thức không chỉ giúp bạn được nhân viên kính trọng mà hơn hết những đề xuất của bạn cũng sẽ được hưởng ứng hơn rất nhiều.

Thứ ba, kinh nghiệm làm việc: Để có thể làm tốt một công việc nào đó bạn không chỉ cần sự am hiểu mà hơn hết phải có kinh nghiệm làm việc nhất định. Đối với một phó giám đốc, kinh nghiệm làm việc chắc chắn phải là điều cần thiết để hướng dẫn và chỉ đạo cấp dưới.

Thứ tư, kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp luôn là yếu tố cần thiết để chúng ta có thể phát triển công việc thuận lợi. Với tư cách là một phó giám đốc, kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn không chỉ ghi điểm với đối tác mà còn giúp bạn nắm bắt tâm lý nhân viên để động viên họ làm việc tốt hơn.

Thứ năm, kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý thời gian: Người nắm được hai kỹ năng này chính là người lãnh đạo đích thực. Cách bạn giải quyết một vấn đề khó khăn thành công chứng tỏ được bạn đã ngày càng nâng cao năng lực làm việc, kết hợp với việc quản lý thời gian hợp lý sẽ giúp công việc của bạn diễn ra theo đúng kế hoạch, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp ngày càng cao.

Hy vọng rằng, thông qua bài viết này chúng tôi đã giải đáp thắc mắc của bạn về câu hỏi associate director là gì rồi nhé! Điều quan trọng hơn hết đó chính là bạn có thể biết thêm được những thông tin hữu ích liên quan đến doanh nghiệp, đó sẽ là nền tảng kiến thức tốt giúp bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí cao trong tương lai. Chúc bạn thành công!

Best regard là gì? Cách sử dụng đúng nhất là gì?

Nếu bạn thường xuyên sử dụng mail để làm việc thì chắc hẳn đã từng ít nhất một lần thấy cụm từ Best regard. Tuy nhiên, nếu bạn là sinh viên mới ra trường hoặc chưa từng làm việc qua mail, cho nên chưa hiểu rõ nghĩa cũng như cách dùng hợp lý cụm từ này thì hãy tham khảo với bài viết Best regard là gì dưới đây.

Best regard là gì?

Với cách hiểu thông thường, Best regard có nghĩa là trân trọng nhất. Theo đó người ta thường sử dụng cụm từ Best regard cho việc kết thúc mail nhằm thể hiện cho sự cảm ơn vì đã đọc bức thư đến cuối cùng. Đây được xem là cụm từ mang đến sự chuyên nghiệp, lịch sự, trang trọng nhưng không quá cứng nhắc cho người dùng và chính là sự lựa chọn an toàn dành cho mọi đối tượng.

Vậy trong những trường hợp nào thì bạn nên dùng từ Best regard?

Có thể nói, bất cứ trường hợp nào bạn cũng có thể sử dụng cụm từ này vào cuối mail khi bạn muốn thể hiện sự tôn trọng nhưng vẫn mang lại cảm giác thân thiết và gần gũi. Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây được khuyến khích nhất.

Trường hợp đầu tiên có thể kể đến khi người nhận mail là người đồng nghiệp thân thiết của bạn, đã có mối quan hệ quen biết từ trước.

Tiếp theo có thể là đối tác làm việc với bạn, tuy nhiên, họ phải là những người đã từng hợp tác trong một khoảng thời gian từ 3 tháng trở lên. Hoặc bạn cũng có thể gửi đến đối tác tiềm năng trong tương lai, nhưng cần đảm bảo họ là những người dễ gần và cởi mở. Lúc này, bạn sẽ mang lại cảm giác gần gũi, thân thiết hơn với họ khi sử dụng Best regard.

Tương tự, bạn cũng có thể sử dụng Best regard với khách hàng của mình cũng như những khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, khi bạn gửi thư với nội dung cần sự giúp đỡ, nhờ cậy cũng nên sử dụng Best regard để đối phương nhận thấy sự tôn trọng mà bạn muốn gửi đến.

Khi sử dụng Best regard, bạn hãy thêm nó vào cuối bài viết nhưng đứng trước chữ ký của bạn nhé.

Bên cạnh Best regard, người ta cũng sử dụng một số cụm từ khác để kết thúc mail như Best (mọi điều tốt đẹp), Thanks (cảm ơn), All best (mọi điều tốt đẹp nhất), Sincerely (chân thành),…Tuy nhiên, mỗi cụm từ đều mang một ý nghĩa cũng như cách sử dụng riêng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ trước khi sử dụng nhé.

Ngoài ra, một số trường hợp bạn có thể không cần sử dụng từ ngữ kết thúc thư. Đó là khi bạn và người nhận có sự trao đổi liên tục qua lại và chỉ chú trọng vào nội dung bức thư. Hoặc là khi bạn chỉ cần gửi thư 1 lần, trong thời gian ngắn và không cần phải có từ kết thúc.

Một số chú ý khi sử dụng Best regard

Phần trên đã giới thiệu Best regard là gì, tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu một số điều chú ý khi sử dụng Best regard nói riêng cũng như những từ kết thúc thư chung để đảm bảo phát huy tốt nhất chức năng của những từ này.

Không viết im đậm, in hoa trong bức thư. Thay vì mục đích muốn nhấn mạnh sự trân trọng, lịch sự thì lại khiến người nhận cảm thấy bạn như muốn hét thật to rằng bức thư này đã kết thúc. Và khi đó, họ chỉ thấy được sự bực mình, khó chịu vì điều đó mà thôi. Đây là một trong những lỗi sai cơ bản mà nhiều bạn thường mắc phải. Tuy nhiên, hãy chú ý thật kỹ chi tiết này nhé và hãy chỉ sử dụng văn phong, hiệu ứng bình thường như phía trên của bức thư.

Không thêm các biểu tượng cảm xúc. Bạn sẽ thấy thế nào khi kết thúc bức thư, bên cạnh từ Best regard là một biểu tượng mặt cười? Chắc hẳn sẽ cảm thấy khó chịu vì sự không chuyên nghiệp cũng như thái độ không nghiêm túc từ người viết. Cho nên, đừng mạo hiểm cho việc thêm các biểu tượng cảm xúc vào thư, bởi vì nó có thể khiến công sức bạn muốn đưa vào bức thư bị “đổ sông đổ biển”.

Việc tìm hiểu Best regard là gì cũng như cách sử dụng sẽ giúp bạn biết được nên sử dụng như thế nào cho hợp lý. Ngoài ra, đó cũng là cách giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có trong quá trình gửi mail của mình.

Những lý do xin nghỉ việc không nên đề cập

Chắc hẳn bạn cũng sẽ như tôi, đều muốn giữ lại hình ảnh tốt đẹp trong mắt cấp trên cũng như đồng nghiệp của mình sau khi nghỉ việc. Ngoài quá trình bạn làm việc tại công ty thì việc bạn xin nghỉ việc như thế nào cũng có những ảnh hưởng nhất định đến điều đó. Và tất nhiên, lý do xin nghỉ việc là đặc biệt quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn tránh được những lý do không nên đề cập khi muốn xin nghỉ việc.

Khi bạn muốn nghỉ việc thì đơn xin nghỉ việc là điều cần thiết, vừa thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn cũng như sự tôn trọng với cấp trên, với công ty. Thế nhưng, phải viết như thế nào để khiến cấp trên chấp thuận nhưng không gây nên sự khó chịu là điều không hề đơn giản. Và điều quyết định ở đây chính là lý do mà bạn đưa ra.

Có rất nhiều lý do khác nhau cho việc bạn muốn nghỉ việc. Tuy nhiên, dưới đây là những lý do bạn không nên đề cập trong đơn xin nghỉ việc của mình để tránh làm mất lòng sếp cũng như thể hiện sự khéo léo của bạn.

  1. Mức lương không xứng đáng với công sức, khả năng của bạn

Có thể bạn đang làm việc với một mức lương mà bạn cảm thấy không phù hợp với công sức hay khả năng mà bạn đã bỏ ra. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng lý do này trong đơn xin nghỉ việc lại là một ý kiến không hay ho chút nào. Với lý do này, bạn sẽ khiến hình ảnh của bạn trong mắt cấp trên bị giảm sút, bởi vì thông thường, mỗi người quản lý đều muốn tìm những nhân viên làm việc vì yêu nghề chứ không phải vì tài chính hay chức vị.

  • Môi trường làm việc không chuyên nghiệp

Đây cũng được xem là một trong những lý do xin nghỉ việc không nên đề cập khi bạn muốn nghỉ việc. Khi bạn sử dụng lý do này đồng nghĩa bạn đang phê bình công ty lẫn cấp trên của bạn. Và như thế thì chẳng hay ho gì cả.

  • Đồng nghiệp xấu tính, không hòa đồng và giúp đỡ bạn

Môi trường làm việc luôn xuất hiện những nhân tố xấu tính, luôn ganh ghét và đố kị lẫn nhau. Tuy nhiên, nếu bạn đưa ra lý do này chẳng khác nào bạn tự thừa nhận bản thân không đủ bản lĩnh thích nghi trong môi trường làm việc của công ty cũng như không đủ hòa đồng để khiến đồng nghiệp đối xử tốt với bạn.

  • Cảm thấy bản thân sắp bị đuổi việc nên nghỉ trước

Có thể trong quãng thời gian này, bạn cảm thấy bản thân không còn được cấp trên trọng dụng như trước. Bạn như bị bỏ rơi giữa guồng quay công việc của công ty. Có thể bạn hiểu rằng bản thân sắp bị sa thải. Tuy nhiên, việc tự mình nói ra điều đó trong đơn xin nghỉ việc thì là điều không nên chút nào. Bởi vì nó thể hiện rằng bạn đồng thuận với cấp trên là bản thân mình vô dụng, không còn giá trị với công việc, công ty.

  • Cha mẹ bắt tôi phải nghỉ việc

Có rất nhiều phụ huynh không muốn con mình làm công việc này và gây sức ép với họ. Tuy nhiên, bạn không nên nói điều đó với mọi người và đặc biệt là cấp trên của mình. Mặc dù lý do này không liên quan trực tiếp đến công việc hay mọi người, thế nhưng, chắc bạn không muốn mọi người đánh giá rằng bản thân vẫn không thể tự chủ cho công việc hay cuộc sống của mình nhỉ.

Việc bạn xin nghỉ như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh cũng như tương lai của bạn. Bởi vì bạn không thể biết rằng liệu công việc sắp tới có liên quan đến công việc hiện tại hay không. Và nếu không khôn khéo, tế nhị và lịch sự khi xin nghỉ việc, có thể đó sẽ trở thành viên hòn đá tảng ngáng đường bạn.

Vậy nên, hãy sử dụng những lý do thật chính đáng. Ví dụ như gia đình có việc đột xuất, thay đổi địa điểm sống, muốn học cao lên hay thay đổi nghề nghiệp,… Đây được xem là những lý do chính đáng để được sếp gật đầu đồng thuận mà không để lại những ảnh hưởng tiểu cực.

Ngoài việc có một lý do phù hợp, bạn hãy thực hiện quy trình nghỉ việc thật chuyên nghiệp để vừa không ảnh hưởng đến công việc chung vừa khiến ban lãnh đạo, đồng nghiệp của bạn có cái nhìn tốt đẹp với bạn. Những điều bạn nên làm khi nghỉ việc có thể kể đến như thông báo thời gian nghỉ việc trước ít nhất 15 ngày, thu xếp và bàn giao công việc cho người phụ trách tiếp theo hoặc người có liên quan,…

Tìm được lý do nghỉ việc phù hợp luôn là điều quan trọng. Hy vọng với những ý kiến mà chúng tôi đưa ra ở trên sẽ giúp bạn phần nào và hãy linh động với đơn xin nghỉ việc của bản thân nhé. Chúc bạn thành công.

Công Chứng Hồ Sơ Xin Việc Ở Đâu

Nếu bạn đang chuẩn bị hồ sơ xin việc cho một công việc mới và cần phải công chứng chúng theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, và bạn đang lo lắng vì không biết công chứng hồ sơ xin việc ở đâu. Vậy thì hãy để bài viết này giúp bạn giải quyết thắc mắc nhé.

Như chúng ta biết một bộ hồ sơ xin việc có nhiều giấy tờ cụ thể như: sơ yếu lý lịch, sổ hộ khẩu, bản sao chứng minh nhân dân, bằng tốt nghiệp,… thường thì nhà tuyển dụng chỉ yêu cầu nộp sơ yếu lý lịch, chứng minh nhân dân, hộ khẩu có chứng thực thôi còn đơn xin việc thì không cần chứng và ở mỗi địa phương thì cách chứng thực lại không hoàn toàn giống nhau. Và câu hỏi đặt ra là những giấy tờ nào thì cần phải chứng thực ở tại nơi thường trú, còn giấy tờ gì thì chỉ cần có bản gốc là có thể chúng thực ở bất kì cơ quan hành chính nhà nước nào mà vẫn được chấp nhận?

  1. Công chứng sơ yếu lý lịch

Công chứng sơ yếu lý lịch là công chứng viên chứng nhận tính xác thực và tính hợp pháp của hợp đồng hay một giao dịch nào nó bằng văn bản. Và sơ yếu lý lịch thì chứng thực chữ ký.

Đối với những sơ yếu lý lịch có những nội dung liên quan đến thông tin về hộ tịch, nhân thân…thuộc thẩm quyền nhà nước, thì bắt buộc phải đến ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng kí hộ khẩu thường trú để chứng thực sơ yếu lý lịch thì mới được công nhận là hợp lệ  – điều này thường là vấn đề khó khăn cho những bạn làm việc ở xa.

Trong trường hợp, nếu chứng thực sơ yếu lý lịch chỉ đơn thuần là sao từ bản chính thì bạn có thể tới bất kỳ Uỷ ban nhân dân cấp xã nào đều có thể thực hiện được nguyện vọng công chứng mà không cần phải tới Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bạn có hộ khẩu thường trú.

Cụ thể thì theo quy định tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, thì thực hiện như sau:

Người yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.

Thủ tục chứng thực chữ ký  cũng được áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

a) Chứng thực chữ ký của nhiều người trong cùng một giấy tờ, văn bản;

b) Chứng thực chữ ký của người khai lý lịch cá nhân;

c) Chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập theo quy định của pháp luật;

d) Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.

Vậy thì theo như quy định trên của pháp luật, việc công chứng chữ ký sơ yếu lý lịch bạn có thể chứng ở bất kỳ Phòng Tư pháp cấp huyện hoặc UBND cấp xã nào trên lãnh thổ Việt Nam.

  • Công chứng chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu

Các loại giấy tờ này thì bạn sẽ chứng thực bản sao của chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu.

Theo Nghị định 23 quy định:

Người yêu cầu chứng thực phải xuất trình bản chính giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao và bản sao cần chứng thực.

Có nghĩa là bạn phải mang theo bản chính CMND và sổ hộ khẩu bản gốc đến nơi công chứng thì mới chứng thực bản sao được.

  • Nơi nào có thẩm quyền chứng thực hồ sơ xin việc

Những nơi được quy định có thẩm quyền công chứng các giấy tờ trên là các phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Bài viết trên đã cung cấp khá đầy đủ những thông tin bạn cần biết về công chứng hồ sơ xin việc ở đâu. Hy vọng bạn không còn băn khoăn hay lo lắng mỗi khi đi công chứng hồ sơ và tôi mong rằng bạn sẽ thành công trong công việc sắp tới.