GNH là gì? Thuật ngữ GNH ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống chúng ta?

GNH là gì? Thuật ngữ liên quan đến GNH hiện nay đa phần vẫn khiến nhiều người nhầm lẫn. Thậm chí khi hỏi đến ý nghĩa GNH, mọi người thường hiểu nhầm là GDP hơn. Điều đó cho thấy, những thuật ngữ mang tính chuyên ngành như thế này, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của nó. Điều đó, phần nào cho thấy chúng ta vẫn còn khá thờ ơ với việc tiếp xúc và trau dồi những kiến thức cuộc sống xã hội hiện nay.

Để tránh tình trạng nhầm lẫn, khi sử dụng những thuật ngữ tương tự nhau về chữ cái viết tắt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những thông tin chia sẻ cụ thể đến bạn về thuật ngữ GNH là gì? Hy vọng, có thể mang đến cho bạn phần nào những kiến thức cũng như thông tin cần thiết. Từ đó hỗ trợ bản thân nhiều hơn trong việc nâng cao nguồn tri thức hiểu biết của mình.

Khái niệm về GNH là gì?

GNH được viết tắt từ tên tiếng Anh là Gross National Happiness, thuật ngữ được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là tổng hạnh phúc quốc gia. GNH được giới thiệu lần đầu tiên đến công chúng vào năm 1970, được xem như một sự thay thế cho GDP (Tổng sản phẩm quốc nội). Thuật ngữ GNH, nói ngắn gọn chính là thước đo tiến bộ kinh tế và đạo đức của một quốc gia.

Khái niệm về GNH hạnh phúc quốc gia, được Quốc vương Bhutan giới thiệu đến thế giới. Từ đó, chúng ta có khái niệm liên quan đến chỉ số đo lường hạnh phúc và đạo đức cụ thể. Thay vì, định lượng giá trị hạnh phúc thông qua các biện pháp kinh tế. Tổng hạnh phúc quốc gia, sẽ được tính dựa trên sự kết hợp của yếu tố phát triển và những yếu tố chất lượng khác trong cuộc sống con người.

Giải thích ý nghĩa cụ thể khái niệm này, cho những ai còn khá mơ hồ về GNH hiện nay. Bạn có thể hiểu rằng ngoài nhu cầu đánh giá mức độ phát triển, của một quốc giá dựa trên những yếu tố mang tính vật chất cụ thể. Chúng ta cũng cần đến, một thước đo đánh giá hạnh phúc của con người sinh sống tại đất nước đó.

Vấn đề này, cũng giống như tính chất tham chiếu trực tiếp vào chỉ số GDP. Có nhiều kỹ thuật đo lường khác nhau, trong số đó sử dụng rộng rãi nhất hệ thứ hai GNH thông qua việc sử dụng metrics Bảy chỉ số kinh tế, môi trường, thể chất, tâm lý, nơi làm việc, nơi chăm sóc sức khỏe,… Tất cả điều này được thu thập hỗn hợp, thông qua nghiên cứu định lượng và định tính.

Nguồn gốc ra đời và cột mốc hình thành tổng hạnh phúc quốc gia

Tổng hạnh phúc quốc gia (GNH) ra đời có nguồn gốc xuất phát từ dãy núi Himalaya, Bhutan. Trong đó, bộ luật hợp pháp đầu tiên của vương quốc này, đã được viết vào thời điểm 1729. Trong nội dung đã nêu ra một tuyên bố rằng: “Nếu như chính phủ không thể tạo ra hạnh phúc cho người dân đang sinh sống tại đất nước của họ, thì sẽ không có mục đích nào cho chính phủ được thực hiện”

Khi đó, vị vua Jigme Singye Wangchuck đã phát biểu với Thời báo Tài chính khi phỏng vấn. Ông cho rằng “Hạnh phúc của một quốc gia thật sự cần thiết hơn nhiều so với tổng sản phẩm quốc nội”. Điều này đã được nhiều học giả bất ngờ nghiêm túc suy nghĩ và nghiên cứu nhiều hơn về chỉ số hạnh phúc.

Từ đó GNH đã dần hình thành và phát triển, sau đó từng bước hoàn thiện theo sự phát triển của thời đại. Và cho đến hiện nay, nó đã được minh chứng khoa học và xem là một thước đo cho sự phát triển kinh tế và đạo đức của một quốc gia.

Từ năm 1998, chính phủ Bhutan đã thành lập một trung tâm để Nghiên cứu về Bhutan và Tổng hạnh phúc quốc gia (CBSGNH). Mục đích thành lập viện chính là để phát triển một só GNH và các chính sách khác để chính phủ có thể cân nhắc, đưa ra những quyết định chính sách công của mình.

Hiến pháp năm 2008, cũng đã quy định về việc lập pháp xem xét tính đến điều khoản luật mới. Trong đó, có việc đưa ra những nền tảng cho hạnh phúc để thực hiện tốt 9 lĩnh vực GNH như: Phúc lợi tâm lý, nguồn quản trị, sức khỏe cho cộng đồng, đa dạng về văn hóa, sử dụng thời gian và khả năng phục hồi sinh thái,…

Việt Nam xếp hạng thứ mấy trong danh sách hạnh phúc thế giới hiện nay?

Cũng tùy thuộc vào mục đích và phương pháp để khảo sát cần có. Trong đó, danh sách xếp hạng của nhiều nước trên thế giới hiện nay, theo tạp chí Forbes đã đưa ra công bố về danh sách những quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới.

Thông qua việc nghiên cứu đặt câu hỏi cho người dân sinh sống 155 quốc gia và những vùng lãnh thổ, từ năm 2005 đến 2009. Xếp hạng câu hỏi theo thang điểm từ 1 đến 10, về những câu hỏi liên quan đến trải nghiệm trong ngày. Cho thấy kết quả Việt Nam đứng thứ 96 trên 155 quốc gia được xếp hạng.

Nhìn chung tỷ số GNH đưa ra những đóng góp đáng kể về vấn đề đo lường phúc lợi cho con người. Tuy nhiên, hiện nay nó cũng vấp phải nhiều suy luận trái chiều, nhận về không ít sự đồng thuận. Nhất là liên quan đến những vấn đề về phúc lợi, cũng như việc xác định ranh giới “Vừa và đủ” trong việc cân đo hạnh phúc và vấn đề đạo đức nói chung.

GNH ảnh hưởng gì đến cuộc sống chúng ta?

Nhìn chung, GNH (Tổng chỉ số hạnh phúc quốc gia) không mang đến những vấn đề bất cập cho con người. Tuy nhiên, chúng ta cần biết để hiểu thêm về vấn đề này. Qua đó, xác định được đất nước mà chúng ta đang sinh sống, Chính Phủ đã mang đến cho chúng ta những điều gì?

Những lợi ích mà chúng ta nhận được, liệu có thật sự mang đến sự hạnh phúc cho chúng ta hay không? Nếu như những điều Chính Phủ thực hiện làm giảm đi những phúc lợi, quyền lợi mà chúng ta được hưởng thì sao? 

Những điều này đều góp phần, giúp bạn cân nhắc xem bạn đang sống ở một quốc gia xứng đáng hay không? Quyền lợi của bản thân bạn và gia đình là điều rất quan trọng, khi sinh sống tại một đất nước. Nó quyết định đến mức độ hạnh phúc và những giá trị đạo đức mà bạn đang xây dựng mỗi ngày.

Trên đây, là những vấn đề liên quan đến khái niệm GNH là gì? Hy vọng những kiến thức chúng tôi mang đến, đã phần nào có thể giải đáp được những thắc mắc của bạn về thuật ngữ tổng hạnh phúc quốc gia hiện nay. Mong là, bạn sẽ có dịp vận dụng kiến thức này vào những công việc khác nhau, để mang đến lợi ích cho bản thân mình. 

Mẫu giấy xác nhận nhân thân để xin việc đúng nhất

Giấy xác nhận nhân thân được xem là văn bản thay thế cho các loại giấy tùy thân khác cũng như sử dụng trong hồ sơ xin việc làm. Vậy mẫu giấy xác nhận nhân thân nào đúng nhất hiện nay? Cùng tham khảo với bài viết dưới đây nhé.

Giấy xác nhận nhân thân là gì?

Giấy xác nhận nhân thân là một văn bản dùng để chứng thực các thông tin của bạn trong trường hợp không có các giấy tờ tùy thân khác như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước,…

Giấy xác nhận nhân thân được chấp nhận phải có đầy đủ các thông tin cần thiết của người cần được chứng nhận, ví dụ như họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, số chứng minh nhân dân,… Bên cạnh đó, giấy phải được chứng thực bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Thông thường, chỉ những trường hợp bị mất giấy tờ tùy thân và cần chứng thực bản thân với cơ quan chức năng để hoàn thành các thủ tục hành chính thì bạn mới cần sử dụng giấy chứng nhận nhân thân này. Tuy nhiên, một số đơn vị tuyển dụng cũng có thể yêu cầu bạn cung cấp giấy chứng nhận nhân thân trong hồ sơ xin việc của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng giấy xác nhận nhân thân để đi máy bay mà không cần chứng minh nhân dân hay hộ chiếu.

Mẫu giấy xác nhận nhân thân đúng cần phải có những thông tin gì?

Việc sử dụng giấy xác nhận nhân thân để hoàn thành các thủ tục hành chính hay để xin việc thì bạn cũng cần đảm bảo tuân thủ đúng mẫu được đề nghị. Dưới đây là những thông tin bắt buộc phải có trong mẫu xác nhận nhân thân để xin việc, bạn tham khảo nhé.

  1. Thông tin của người cần xác nhận

Như ở trên cũng có đề cập, điều đầu tiên bạn cần chú ý chính là những thông tin cần được cung cấp đầy đủ và chính xác trong giấy xác nhận nhân thân. Bao gồm những mục cụ thể dưới đây:

Đầu tiên chính là thông tin cá nhân: họ và tên người muốn xác nhận nhân thân, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, nguyên quán, địa chỉ thường trú đã đăng ký và địa chỉ hiện tại.

Tiếp theo, bạn cần cung cấp họ tên của cha và mẹ của bản thân. Cuối cùng chính là lý do muốn xác nhận nhân thân cũng như ký tên xác nhận.

Ngoài ra, bạn đừng quên dán ảnh thẻ kích thước 4×6 được chụp trong vòng 6 tháng trở lại vào ô ảnh phía trên góc trái của tờ giấy xác nhận nhé. Bởi vì một tờ giấy xác nhận được chấp thuận cần được đóng giấu giáp lai vào bức ảnh thẻ đó.

  • Xác nhận của cơ quan chính quyền

Xác nhận của cơ quan chính quyền nhằm đảm bảo những thông tin bạn cung cấp là đầy đủ và chính xác. Do đó, trong mẫu giấy xác nhận nhân thân để xin việc không thể thiếu mục này. Bạn cần đảm bảo cơ quan chính quyền ghi đầy đủ các thông tin cần thiết để xác nhận như địa chỉ cơ quan công an bao gồm phường (xã/ thị trấn), quận (huyện), tỉnh (thành phố) cũng như mục đích và lý do của việc cần xác nhận nhân thân.

Giấy xác nhận có giá trị pháp lý là khi có lời xác nhận những thông tin bạn cung cấp là đúng sự thật của vị Công an trưởng cũng như chữ ký và đóng dấu đỏ.

Thủ tục đăng ký giấy xác nhận nhân thân

Thủ tục đăng ký không quá phức tạp khi bạn chỉ cần thực hiện bước tải hay đánh máy mẫu giấy xác nhận nhân thân và điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu. Sau đó nộp vào ủy ban nhân dân phường (xã, thị trấn) nơi bạn đang sinh sống và đợi đến ngày hẹn để nhận. Trong trường hợp gặp sai sót, người có trách nhiệm sẽ liên hệ đến bạn để thông báo chỉnh sửa.

Với bài viết giới thiệu mẫu xác nhận nhân thân để xin việc trên đây hy vọng đã cung cấp các thông tin cần thiết cho bạn. Mặc dù giấy xác nhận nhân thân không quá phổ biến trong đời sống, tuy nhiên bạn vẫn nên bổ sung kiến thức cho bản thân để có thể hoàn tất được trong thời gian ngắn nhất, tránh việc chỉnh sửa nhiều lần mất thời gian.

CBM là gì? Cách tính CBM đúng nhất

CBM – Đơn vị phổ biến trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Nếu bạn muốn theo đuổi công việc này thì nhất định không thể không tìm hiểu về đơn vị CBM. Vậy CBM là gì? Cách tính nào đúng nhất dành cho CBM. Cùng tìm hiểu với bài viết này.

CBM là gì?

CBM là từ viết tắt của Cubic Meter và được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là mét khối. Đây là đơn vị được sử dụng trong việc tính toán kích thước, khối lượng của các đơn hàng, từ đó nhà vận chuyển có thể xác định được mức giá vận chuyển cho những đơn hàng đó. Ngoài ra, dựa vào CBM, nhà vận chuyển cũng sẽ định lượng được số lượng các đơn hàng cho các chuyến chở hàng của mình sao cho tối ưu lợi nhuận nhất.

Tùy thuộc vào hình thức vận chuyển như hàng không, đường biển hay đường bộ mà mỗi CBM (m3) sẽ có giá khác nhau. Ngoài ra, nhà vận chuyển cũng có thể quy đổi từ CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để tính giá vận chuyển tùy thuộc vào đặc tính, đặc điểm của kiện hàng.

Vai trò của CBM

CBM đóng một vai trò rất quan trọng trong ngành xuất nhập khẩu, đặc biệt là hình thức vận chuyển hàng không và đường biển. Vì sao? Như mục CBM là gì cũng đã đề cập. Dựa vào CBM, nhà vận chuyển có thể xác định chính xác số lượng các kiện hàng cho một chuyến vận chuyển của mình. Đây được xem là căn cứ cho việc đưa ra mức giá vận chuyển cho một đơn vị CBM.

Ngoài ra, khi có được kích thước các kiện hàng, họ sẽ đưa ra được phương án sắp xếp các kiện hàng sao cho tiết kiệm tối đa diện tích khoang chứa, từ đó nâng số lượng kiện hàng trong mỗi chuyến. Việc tối đa số lượng kiện hàng sẽ giúp giảm giá cước vận chuyển, vừa mang đến lợi ích cho khách hàng vừa nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các công ty vận chuyển với nhau.

Cách tính CBM đúng nhất

Dưới đây là công thức tính CBM đã được quy ước chung giữa các đơn vị vận chuyển dành cho các mặt hàng được đưa vào container, do đó được xem là công thức tính đúng nhất hiện nay.

Cụ thể:

CBM = (C x D x R) x SL

Trong đó:

C: chiều cao kiện hàng (đơn vị: mét).

D: chiều dài kiện hàng (đơn vị: mét).

R: chiều rộng kiện hàng (đơn vị: mét).

SL: số lượng kiện hàng cùng kích thước

Bởi vì đơn vị các phần tử là mét, cho nên đơn vị của CBM là mét khối (kí hiệu: m3).

Tỷ lệ quy đổi CBM sang Kg

Tùy thuộc vào mỗi loại hàng mà giá vận chuyển được tính theo CBM hay kilogram. Theo đó, sẽ có một tỷ lệ quy đổi nhất định tùy thuộc vào mỗi quốc gia, mỗi công ty quy định khác nhau cho việc quy đổi từ CBM sang kg và ngược lại. Ngoài ra, tỷ lệ quy đổi cũng sẽ khác nhau giữa các hình thức vận chuyển như hàng không, đường bộ hay đường biển.

Hiện nay, tỷ lệ quy đổi phổ biến nhất có thể kể đến như:

Nếu hàng hóa được vận chuyển theo đường hàng không thì ta có: 1CBM = 167kg.

Nếu hàng hóa được vận chuyển theo đường bộ thì ta có: 1CBM = 333kg.

Nếu hàng hóa được vận chuyển theo đường biển thì ta có: 1CBM = 1000kg.

Việc quy đổi này nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà vận chuyển mà không gây thiệt hại cho khách hàng. Bởi vì với những loại hàng hóa có trọng lượng và thể tích không tương đồng cũng như có sự chênh lệch rất lớn thì việc quy đổi qua lại giữa CBM và kg sẽ giúp nhà vận chuyển đưa ra mức giá phù hợp để không khiến doanh nghiệp bị lỗ vốn.

Ví dụ với mặt hàng là sắt có trọng lượng 6,5 tấn nhưng khi tính theo CBM chỉ có 11,25 m3. Nếu doanh nghiệp tính giá theo CBM sẽ có giá rất thấp so với thực tế. Nhưng nếu mặt hàng là bông có trọng lượng 3 tấn nhưng lại chiếm diện tích một container, việc tính giá vận chuyển theo kg lại không hợp lý.

Như vậy, bài viết này đã giới thiệu đến bạn CBM là gì. Mong rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn hình dung được CBM cũng như cách áp dụng CBM vào trong ngành vận chuyển, xuất nhập khẩu.